BÀI VIẾT CỦA THI SĨ DƯƠNG QUÂN
Thy Lệ Trang
và Thơ Đường
1/Thy Lệ Trang và tôi (DQ)
Từ lâu nay, tôi vẫn thường thấy Thy Lệ Trang hay có thơ đăng trên Website AHBH và Ngô Quyền, nhưng tôi không có quen với tác giả này. Đến khi nhân dịp mấy Ông bạn già của tôi mời mọc Xướng Họa thơ Đường, tôi gởi ra một bài xướng, mấy ông kia họa lại giải trí cho vui. Sau cùng, có một ông bạn phụ trách đúc kết các bài Xướng Họa, có đến mười mấy hai mươi bài, thì tôi thấy trong số những người họa thơ, lại có tên Thy Lệ Trang.
Vì tôi không phải là một nhà thơ, nên xém chút xíu, tôi được gọi Thy Lệ Trang là thi hữu. May nhờ một anh bạn giới thiệu và tìm hiểu thêm thì biết được Thy Lệ Trang là cô em đồng hương xứ bưởi với tôi, ở miệt núi Bửu Long.So về tuổi tác thì Thy Lệ Trang còn kém tuổi hơn tôi...xa lắc, nên Thy Lệ Trang gọi tôi là Thi Huynh hay Thi Lão.
Từ đó, tôi gởi một số thơ Đường của tôi để TLT họa vận và đăng lên Web BH và NQ cho vui. Vậy nên, đồng hương và độc giả Web BH-NQ thấy thơ DQ và TLT xướng họa từ đó.
Đến khi Tết năm nay (2015), để đóng góp bài cho Đặc San Xuân, tôi có gởi cho TLT 2 bài thơ Đường để họa lại đăng báo. (Sẽ đề cập các bài thơ đó sau đây).
Hôm nay, tôi muốn viết vài giòng về thơ Đường của TLT và nhận xét một vài bài thơ tiêu biểu của tác giả.
2/ Thy Lệ Trang và Thơ Đường
a/ Thơ Đường là thể thơ được điển chế từ đời Đường bên trung Hoa cổ, cách nay 1200 - 300 năm gồm nhiều thể thơ, mà thông dụng nhất là thể Thất Ngôn Bát Cú (7 chữ 8 câu) và Tứ Tuyệt, Ngủ ngôn v.v...
Hồi xưa, ông bà mình chịu ảnh hưởng về nhiều phương diện của người Tàu vì thời gian lâu dài bị Bắc thuộc, lâu ngày thể thơ Đường chỉ là phương tiện để ông bà mình dùng trong văn chương mà thôi. Có cả một ông Vua lập ra thi đàn để quần thần cùng nhau xướng họa và nhiều ông bà khoa bảng khác hay làm thơ để tả tình, tả cảnh, trao đổi hàn huyên, sinh hoạt ngoài xã hội, với nhau. Rồi thơ Đường tồn tại đến hiện nay cùng với nhiều thể thơ khác mà ta thường thấy.
Ở đây, chỉ xin nói riêng về thơ Đường thất ngôn bát cú của TLT mà thôi.
Tôi thường nói với mấy ông bạn già: Thơ Đường là một Sân Chơi Khó. Khó vì làm thơ Đường bị ràng buộc nhiều luật lệ phải tuân theo. Nếu ta làm một bài thơ Đường mà sai luật lệ, thì cũng như đánh cờ không sạch nước cản, và bài thơ không có giá trị.
Trước hết là Niêm luật, bằng trắc, đối chữ, đối nghĩa và bố cục bài thơ câu nào phải có nhiệm vụ của nó, không được điệp ngữ, không gượng ép, phải có hồn.Nếu tác giả giữ đúng luật bằng trắc, đúng đối ngẫu mà không có hồn thì chỉ là việc "xếp chữ" (versificateur) mà thôi.
Ta thấy rõ như Ông Nguyễn Khuyến (Tam Nguyên Yên Đỗ) ai học cao và giỏi bằng ổng, còn Bà huyện Thanh Quan chỉ là vợ Ông tri Huyện, làm chức Cung Trung Giáo Tập (chỉ là cô giáo dạy kèm công chúa và cung phi trong triều đình) nhưng đọc thơ Đường của hai vị, ta vẫn thấy thơ của BHTQ "ngọt" hơn nhiều.
Chỉ nói riêng về bố cục bài thơ như:
Câu 1: phá đề, câu 2: thừa đề, câu 3 và 4: cặp thực (hay trạng) câu 5 và 6 cặp thực (hay luận) câu 7: thúc (hay sơ kết) câu 8: hợp (hay kết). Cặp thực và cặp luận phải đối chữ, đối ý và đối bằng trắc với nhau. Chính vì vậy, nên rất khó diễn tả một đề tài trong phạm vi 56 chữ mà lại phải tuân theo bằng trắc, đối ngẫu, ôi thôi! quá nhiêu khê, nên thơ Đường là Sân Chơi Khó, và sáng tác thơ Đường thường hay bị chê...không được ngọt.
b/Thơ Đường Thy Lệ Trang
Thế mà có nhiều người say mê làm thơ Đường. Có ông bạn tôi sáng tác mấy trăm bài thơ Đường, in ra nguyên một cuốn thơ toàn Đường, nhưng trong đó chưa chắc có được mươi bài thơ thấy...ngọt.
TLT cũng là tác giả "chuyên trị" thơ Đường khi nghe TLT nói, nàng thích làm thơ Đường như một cách chơi chữ rất thú vị, nên TLT cũng say mê làm.
Vâng thì, đúng rồi. Như ông Tây cũng đã nói "Tài năng là sự cố gắng lâu dài" (Le talent, c, est le long effort) làm hoài thì cũng sẽ hay.
Do đó, TLT nói, từ vài năm trở lại đây, nàng thường làm thơ Đường đăng lên Net, làm thơ Đường Xướng Họa tham gia vào nhiều nhóm tác giả tên tuổi. vừa để tập dợt, vừa học hỏi cầu tiến.
Và gần đây, TLT xướng họa thơ với tôi (DQ) có vài chục bài thơ, còn nàng làm thơ Đường thì rất nhiều, không biết bao nhiêu. Nhưng ở đây, chỉ xin trích dẫn 2 bài thơ Xướng của DQ và 2 bài thơ Họa vận của TLT để độc giả tường lãm.
(Xin xem Đặc San Xuân 2015 AHBH trang 108)
c/ Xướng họa DQ - TLT
Bài Xướng
Tết Nhớ Quê
Từ lâu không trở lại quê nhà
Tết đến gợi buồn kẻ ở xa
Nhớ mái nhà xưa giờ đổi chủ
Thương cành mai cỗi vẫn ra hoa
Người đi chẳng hẹn ngày tao ngộ
Kẻ ở hằng mong buổi thái hòa
Giấc mộng xuân nồng chừng đã nguội
Đời người như Tết cũng mau qua.
Dương Quân
Bài Họa
Xuân Sầu
Sương phủ non cao chạnh nhớ nhà
Mùa xuân nhen nhúm nỗi sầu xa
Cô phòng người cũ còn rơi lệ
Hoàng cúc thềm xưa có trổ hoa
Ngàn dặm- em mong hồn tĩnh lặng
Muôn trùng- anh đợi cảnh an hòa
Phải chăng hay chỉ là hư ảo
Như bóng âm thầm thoáng lướt qua
Thy Lệ Trang
3/Vài nhận xét
Tôi xin miễn nhận xét về thơ DQ Và có vài nhận xét bài họa của TLT.Trước hết, về niêm luật, bằng trắc cả bài thơ rất nghiêm chỉnh, không sai.
Hai câu thực
Cô phòng người cũ còn rơi lệ
Hoàng cúc thềm xưa có trổ hoa
Cô phòng- Hoàng cúc;
Người cũ- thềm xưa
còn rơi lệ- có trổ hoa
đối chữ và đối ý rất chỉnh.
Cũng vậy,
2 câu luận đối rất chỉnh
Ngàn dặm - em mong hồn tĩnh lặng
Muôn trùng- anh đợi cảnh an hòa
Hai câu cuối, (thúc và hợp) với nghi vấn "phải chăng" là hoài nghi để hỏi người đi, hay tự hỏi, làm cho bài thơ lơ lửng bâng khuâng như tâm trạng kẻ chờ đợi chốn cô phòng.
Ý nghĩa của toàn bài thơ diễn tả tâm trạng của người ở lại, chờ đợi lo âu cho người đi xa trong dịp xuân về với niềm khắc khoải bâng khuâng mà không có hi vọng nào vào lời hứa một ngày người đi quay trở lại.
Những chữ -nhen nhúm nỗi sầu- cô phòng- hoàng cúc - muôn trùng - hư ảo âm thầm - thoáng lướt qua - tạo nên cảnh vật buồn vời vợi.
Đây là một bài thơ có hồn, một bài thơ Đường rất ngọt.
Một thí dụ khác về bài thơ sau đây
TÂM SỰ ĐẦU NĂM
Lại một lần năm mới nữa đây
Bày chi cũ, mới chỉ thêm rầy
Tình nhà đã lỡ phai thề ước
Nợ nước chưa đền uổng chí trai
Đếm bước lưu vong chừng mệt mỏi
Nếm mùi nhân thế lắm chua cay
Tri âm, tri kỷ...chờ ai nữa
Nhắm mắt là xong một kiếp này.
Dương Quân
Bài Họa
THÂN PHẬN
Bao năm bóng tối vẫn còn đây
Ác mộng từng đêm mãi quấy rầy
Tiễn biệt- ngậm ngùi đôi mắt lệ
Gông cùm- rời rã một đời trai
Thương người...má nhạt...hoa tàn úa
Nhớ nước...thời suy...phận đắng cay
Mấy trận cuồng phong chôn tuổi trẻ
Còn chăng? chút nắng lạc hiên này
Thy Lệ Trang
Vài nhận xét về bài họa (Thân Phận) của TLT
Về mặt hình thức, kỹ thuật một bài thơ Đường Luật, thì đây là một bài thơ hoàn chỉnh, bằng trắc, đối ngẫu, bố cục. Về nội dung diễn tả tình hình một xã hội tối tăm, ác mộng kéo dài không dứt.
Hệ lụy là những gia đình tan nát, kẻ nhớ thương ngậm ngùi đôi mắt lệ, người thì vào chốn lao tù cùm gông. Cuộc đời từ đó đảo điên, đen tối vì thế nước suy vong, tuổi trẻ bị vùi chôn, mất tất cả chỉ còn chút nắng lạc hiên này.
Chữ "lạc" là rơi rụng, chút nắng rơi ngoài hiên mong manh, dễ phai biến mất (Nguyệt lạc, ô đề sương mãn thiên (T.Kế) tác giả dùng ở đây đắc địa hơn bất cứ chữ nào khác, vừa hợp âm vận vừa diễn tả hiện trạng thời sự và cuộc sống
Đây là một bài thơ chuyên chở tư tưởng lớn, tâm trạng ưu thời mẫn thế của bao nhiêu người quằn quại đau khổ trong một xã hội nhiễu nhương.
Một thí dụ đọc thêm
Sau đây, xin mời quí bà con độc giả thưởng thức thêm một bài thơ ĐL của TLT mà tôi sẽ không có ý kiến gì nữa, xin nhường cho quí vị thẩm định. Ai nói thơ Đường khó diễn tả tình yêu mùi tận mạng.
Xin trở về với những câu thơ cổ của Bà HTQ buồn man mác xa xăm...
Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
.......................................
Đây là bài thơ tình của TLT
THU VIẾT CHO NGƯỜI
Người ơi! Tình đã chết rồi sao?
Vai mới kề vai có lẽ nào
Môi ấm còn nồng hương trái cấm
Dạ sầu đã vỡ giấc chiêm bao
Tuyết sương thầm lặng phai mày trúc
Son phấn xanh xao nhạt má đào
Gió bão cuồng xoay... đêm nguyệt tận...
Hoang tàn để lại những hư hao
1/Thy Lệ Trang và tôi (DQ)
Từ lâu nay, tôi vẫn thường thấy Thy Lệ Trang hay có thơ đăng trên Website AHBH và Ngô Quyền, nhưng tôi không có quen với tác giả này. Đến khi nhân dịp mấy Ông bạn già của tôi mời mọc Xướng Họa thơ Đường, tôi gởi ra một bài xướng, mấy ông kia họa lại giải trí cho vui. Sau cùng, có một ông bạn phụ trách đúc kết các bài Xướng Họa, có đến mười mấy hai mươi bài, thì tôi thấy trong số những người họa thơ, lại có tên Thy Lệ Trang.
Vì tôi không phải là một nhà thơ, nên xém chút xíu, tôi được gọi Thy Lệ Trang là thi hữu. May nhờ một anh bạn giới thiệu và tìm hiểu thêm thì biết được Thy Lệ Trang là cô em đồng hương xứ bưởi với tôi, ở miệt núi Bửu Long.So về tuổi tác thì Thy Lệ Trang còn kém tuổi hơn tôi...xa lắc, nên Thy Lệ Trang gọi tôi là Thi Huynh hay Thi Lão.
Từ đó, tôi gởi một số thơ Đường của tôi để TLT họa vận và đăng lên Web BH và NQ cho vui. Vậy nên, đồng hương và độc giả Web BH-NQ thấy thơ DQ và TLT xướng họa từ đó.
Đến khi Tết năm nay (2015), để đóng góp bài cho Đặc San Xuân, tôi có gởi cho TLT 2 bài thơ Đường để họa lại đăng báo. (Sẽ đề cập các bài thơ đó sau đây).
Hôm nay, tôi muốn viết vài giòng về thơ Đường của TLT và nhận xét một vài bài thơ tiêu biểu của tác giả.
2/ Thy Lệ Trang và Thơ Đường
a/ Thơ Đường là thể thơ được điển chế từ đời Đường bên trung Hoa cổ, cách nay 1200 - 300 năm gồm nhiều thể thơ, mà thông dụng nhất là thể Thất Ngôn Bát Cú (7 chữ 8 câu) và Tứ Tuyệt, Ngủ ngôn v.v...
Hồi xưa, ông bà mình chịu ảnh hưởng về nhiều phương diện của người Tàu vì thời gian lâu dài bị Bắc thuộc, lâu ngày thể thơ Đường chỉ là phương tiện để ông bà mình dùng trong văn chương mà thôi. Có cả một ông Vua lập ra thi đàn để quần thần cùng nhau xướng họa và nhiều ông bà khoa bảng khác hay làm thơ để tả tình, tả cảnh, trao đổi hàn huyên, sinh hoạt ngoài xã hội, với nhau. Rồi thơ Đường tồn tại đến hiện nay cùng với nhiều thể thơ khác mà ta thường thấy.
Ở đây, chỉ xin nói riêng về thơ Đường thất ngôn bát cú của TLT mà thôi.
Tôi thường nói với mấy ông bạn già: Thơ Đường là một Sân Chơi Khó. Khó vì làm thơ Đường bị ràng buộc nhiều luật lệ phải tuân theo. Nếu ta làm một bài thơ Đường mà sai luật lệ, thì cũng như đánh cờ không sạch nước cản, và bài thơ không có giá trị.
Trước hết là Niêm luật, bằng trắc, đối chữ, đối nghĩa và bố cục bài thơ câu nào phải có nhiệm vụ của nó, không được điệp ngữ, không gượng ép, phải có hồn.Nếu tác giả giữ đúng luật bằng trắc, đúng đối ngẫu mà không có hồn thì chỉ là việc "xếp chữ" (versificateur) mà thôi.
Ta thấy rõ như Ông Nguyễn Khuyến (Tam Nguyên Yên Đỗ) ai học cao và giỏi bằng ổng, còn Bà huyện Thanh Quan chỉ là vợ Ông tri Huyện, làm chức Cung Trung Giáo Tập (chỉ là cô giáo dạy kèm công chúa và cung phi trong triều đình) nhưng đọc thơ Đường của hai vị, ta vẫn thấy thơ của BHTQ "ngọt" hơn nhiều.
Chỉ nói riêng về bố cục bài thơ như:
Câu 1: phá đề, câu 2: thừa đề, câu 3 và 4: cặp thực (hay trạng) câu 5 và 6 cặp thực (hay luận) câu 7: thúc (hay sơ kết) câu 8: hợp (hay kết). Cặp thực và cặp luận phải đối chữ, đối ý và đối bằng trắc với nhau. Chính vì vậy, nên rất khó diễn tả một đề tài trong phạm vi 56 chữ mà lại phải tuân theo bằng trắc, đối ngẫu, ôi thôi! quá nhiêu khê, nên thơ Đường là Sân Chơi Khó, và sáng tác thơ Đường thường hay bị chê...không được ngọt.
b/Thơ Đường Thy Lệ Trang
Thế mà có nhiều người say mê làm thơ Đường. Có ông bạn tôi sáng tác mấy trăm bài thơ Đường, in ra nguyên một cuốn thơ toàn Đường, nhưng trong đó chưa chắc có được mươi bài thơ thấy...ngọt.
TLT cũng là tác giả "chuyên trị" thơ Đường khi nghe TLT nói, nàng thích làm thơ Đường như một cách chơi chữ rất thú vị, nên TLT cũng say mê làm.
Vâng thì, đúng rồi. Như ông Tây cũng đã nói "Tài năng là sự cố gắng lâu dài" (Le talent, c, est le long effort) làm hoài thì cũng sẽ hay.
Do đó, TLT nói, từ vài năm trở lại đây, nàng thường làm thơ Đường đăng lên Net, làm thơ Đường Xướng Họa tham gia vào nhiều nhóm tác giả tên tuổi. vừa để tập dợt, vừa học hỏi cầu tiến.
Và gần đây, TLT xướng họa thơ với tôi (DQ) có vài chục bài thơ, còn nàng làm thơ Đường thì rất nhiều, không biết bao nhiêu. Nhưng ở đây, chỉ xin trích dẫn 2 bài thơ Xướng của DQ và 2 bài thơ Họa vận của TLT để độc giả tường lãm.
(Xin xem Đặc San Xuân 2015 AHBH trang 108)
c/ Xướng họa DQ - TLT
Bài Xướng
Tết Nhớ Quê
Từ lâu không trở lại quê nhà
Tết đến gợi buồn kẻ ở xa
Nhớ mái nhà xưa giờ đổi chủ
Thương cành mai cỗi vẫn ra hoa
Người đi chẳng hẹn ngày tao ngộ
Kẻ ở hằng mong buổi thái hòa
Giấc mộng xuân nồng chừng đã nguội
Đời người như Tết cũng mau qua.
Dương Quân
Bài Họa
Xuân Sầu
Sương phủ non cao chạnh nhớ nhà
Mùa xuân nhen nhúm nỗi sầu xa
Cô phòng người cũ còn rơi lệ
Hoàng cúc thềm xưa có trổ hoa
Ngàn dặm- em mong hồn tĩnh lặng
Muôn trùng- anh đợi cảnh an hòa
Phải chăng hay chỉ là hư ảo
Như bóng âm thầm thoáng lướt qua
Thy Lệ Trang
3/Vài nhận xét
Tôi xin miễn nhận xét về thơ DQ Và có vài nhận xét bài họa của TLT.Trước hết, về niêm luật, bằng trắc cả bài thơ rất nghiêm chỉnh, không sai.
Hai câu thực
Cô phòng người cũ còn rơi lệ
Hoàng cúc thềm xưa có trổ hoa
Cô phòng- Hoàng cúc;
Người cũ- thềm xưa
còn rơi lệ- có trổ hoa
đối chữ và đối ý rất chỉnh.
Cũng vậy,
2 câu luận đối rất chỉnh
Ngàn dặm - em mong hồn tĩnh lặng
Muôn trùng- anh đợi cảnh an hòa
Hai câu cuối, (thúc và hợp) với nghi vấn "phải chăng" là hoài nghi để hỏi người đi, hay tự hỏi, làm cho bài thơ lơ lửng bâng khuâng như tâm trạng kẻ chờ đợi chốn cô phòng.
Ý nghĩa của toàn bài thơ diễn tả tâm trạng của người ở lại, chờ đợi lo âu cho người đi xa trong dịp xuân về với niềm khắc khoải bâng khuâng mà không có hi vọng nào vào lời hứa một ngày người đi quay trở lại.
Những chữ -nhen nhúm nỗi sầu- cô phòng- hoàng cúc - muôn trùng - hư ảo âm thầm - thoáng lướt qua - tạo nên cảnh vật buồn vời vợi.
Đây là một bài thơ có hồn, một bài thơ Đường rất ngọt.
Một thí dụ khác về bài thơ sau đây
TÂM SỰ ĐẦU NĂM
Lại một lần năm mới nữa đây
Bày chi cũ, mới chỉ thêm rầy
Tình nhà đã lỡ phai thề ước
Nợ nước chưa đền uổng chí trai
Đếm bước lưu vong chừng mệt mỏi
Nếm mùi nhân thế lắm chua cay
Tri âm, tri kỷ...chờ ai nữa
Nhắm mắt là xong một kiếp này.
Dương Quân
Bài Họa
THÂN PHẬN
Bao năm bóng tối vẫn còn đây
Ác mộng từng đêm mãi quấy rầy
Tiễn biệt- ngậm ngùi đôi mắt lệ
Gông cùm- rời rã một đời trai
Thương người...má nhạt...hoa tàn úa
Nhớ nước...thời suy...phận đắng cay
Mấy trận cuồng phong chôn tuổi trẻ
Còn chăng? chút nắng lạc hiên này
Thy Lệ Trang
Vài nhận xét về bài họa (Thân Phận) của TLT
Về mặt hình thức, kỹ thuật một bài thơ Đường Luật, thì đây là một bài thơ hoàn chỉnh, bằng trắc, đối ngẫu, bố cục. Về nội dung diễn tả tình hình một xã hội tối tăm, ác mộng kéo dài không dứt.
Hệ lụy là những gia đình tan nát, kẻ nhớ thương ngậm ngùi đôi mắt lệ, người thì vào chốn lao tù cùm gông. Cuộc đời từ đó đảo điên, đen tối vì thế nước suy vong, tuổi trẻ bị vùi chôn, mất tất cả chỉ còn chút nắng lạc hiên này.
Chữ "lạc" là rơi rụng, chút nắng rơi ngoài hiên mong manh, dễ phai biến mất (Nguyệt lạc, ô đề sương mãn thiên (T.Kế) tác giả dùng ở đây đắc địa hơn bất cứ chữ nào khác, vừa hợp âm vận vừa diễn tả hiện trạng thời sự và cuộc sống
Đây là một bài thơ chuyên chở tư tưởng lớn, tâm trạng ưu thời mẫn thế của bao nhiêu người quằn quại đau khổ trong một xã hội nhiễu nhương.
Một thí dụ đọc thêm
Sau đây, xin mời quí bà con độc giả thưởng thức thêm một bài thơ ĐL của TLT mà tôi sẽ không có ý kiến gì nữa, xin nhường cho quí vị thẩm định. Ai nói thơ Đường khó diễn tả tình yêu mùi tận mạng.
Xin trở về với những câu thơ cổ của Bà HTQ buồn man mác xa xăm...
Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
.......................................
Đây là bài thơ tình của TLT
THU VIẾT CHO NGƯỜI
Người ơi! Tình đã chết rồi sao?
Vai mới kề vai có lẽ nào
Môi ấm còn nồng hương trái cấm
Dạ sầu đã vỡ giấc chiêm bao
Tuyết sương thầm lặng phai mày trúc
Son phấn xanh xao nhạt má đào
Gió bão cuồng xoay... đêm nguyệt tận...
Hoang tàn để lại những hư hao
Thy Lệ Trang
4/ Kết Luận
Qua những trình bày của tôi trên đây, chúng ta thấy rằng TLT là tác giả rất cứng về Thơ Đường, nếu dè dặt chưa dám nói TLT là một cao thủ Đường thi. Đánh giá khi đọc những bài TĐ của TLT, nhất là khi biết được tác giả TLT hiện tham gia nhiều nhóm xướng họa TĐ gồm nhiếu danh thủ tên tuổi, đăng thơ trên nhiều Websites chuyên biệt về thơ Đường, sẽ xác tín điều đó.
Tôi xin cám ơn tác giả đã cùng tôi xướng họa thơ Đường trong thời gian vừa qua, điều này đã gợi hứng cho tôi có thêm sáng tác mới với nhiều xúc cảm.
Tôi cũng mừng cho Vườn Hoa thơ văn của Web AHBH - NQ có mặt TLT đóng góp vào những bài thơ Đường hoàn chỉnh, giá trị như loài hoa quí bên cạnh những sắc hoa tươi thắm của nhiều tác giả hiện nay.
Tôi mong ước thơ Đường của TLT ngày càng khởi sắc, như tôi thường nói với nàng: Em ráng tiếp tục sáng tác thơ Đường, đi tiếp con dường em chọn, chắc chắn sẽ xứng đáng là cháu chít...của Bà Huyện Thanh Quan. Có người nghe tôi nói bèn có ý kiến rằng: Anh Dương Quân nói kỳ. Vậy chứ TLT không là cháu chít của Bà chứ là gì? Ờ, thì cháu...là.
Tôi cũng có mong ước khác như tôi thường thấy các Website hiện nay trên Net ở những Trang Thơ, Vườn Hoa Văn Nghệ thường hay có mục riêng giành cho Thơ Đường hoặc Xướng Họa TĐ. Tôi cũng ước ao AHBH và NQ cũng có sân chơi như vậy, cũng như em Diệp Hoàng Mai được giành cho một góc sân cho những anh chị em hướng đạo gặp gỡ sinh hoạt.
Nếu có Một Góc Sân cho TĐ và giao cho TLT phụ trách chăm sóc quét sân, giữ chìa khóa và mời mọc các thi hữu vào tham gia chắc là vui và xôm tụ lắm.
Sau cùng, xin cảm ơn quí anh chị em đã đọc bài viết sơ thảo này trên Laptop của tôi, có thể có nhiều thiếu sót. Xin góp ý nhắc nhở giùm.
Dương Quân
4.15
4/ Kết Luận
Qua những trình bày của tôi trên đây, chúng ta thấy rằng TLT là tác giả rất cứng về Thơ Đường, nếu dè dặt chưa dám nói TLT là một cao thủ Đường thi. Đánh giá khi đọc những bài TĐ của TLT, nhất là khi biết được tác giả TLT hiện tham gia nhiều nhóm xướng họa TĐ gồm nhiếu danh thủ tên tuổi, đăng thơ trên nhiều Websites chuyên biệt về thơ Đường, sẽ xác tín điều đó.
Tôi xin cám ơn tác giả đã cùng tôi xướng họa thơ Đường trong thời gian vừa qua, điều này đã gợi hứng cho tôi có thêm sáng tác mới với nhiều xúc cảm.
Tôi cũng mừng cho Vườn Hoa thơ văn của Web AHBH - NQ có mặt TLT đóng góp vào những bài thơ Đường hoàn chỉnh, giá trị như loài hoa quí bên cạnh những sắc hoa tươi thắm của nhiều tác giả hiện nay.
Tôi mong ước thơ Đường của TLT ngày càng khởi sắc, như tôi thường nói với nàng: Em ráng tiếp tục sáng tác thơ Đường, đi tiếp con dường em chọn, chắc chắn sẽ xứng đáng là cháu chít...của Bà Huyện Thanh Quan. Có người nghe tôi nói bèn có ý kiến rằng: Anh Dương Quân nói kỳ. Vậy chứ TLT không là cháu chít của Bà chứ là gì? Ờ, thì cháu...là.
Tôi cũng có mong ước khác như tôi thường thấy các Website hiện nay trên Net ở những Trang Thơ, Vườn Hoa Văn Nghệ thường hay có mục riêng giành cho Thơ Đường hoặc Xướng Họa TĐ. Tôi cũng ước ao AHBH và NQ cũng có sân chơi như vậy, cũng như em Diệp Hoàng Mai được giành cho một góc sân cho những anh chị em hướng đạo gặp gỡ sinh hoạt.
Nếu có Một Góc Sân cho TĐ và giao cho TLT phụ trách chăm sóc quét sân, giữ chìa khóa và mời mọc các thi hữu vào tham gia chắc là vui và xôm tụ lắm.
Sau cùng, xin cảm ơn quí anh chị em đã đọc bài viết sơ thảo này trên Laptop của tôi, có thể có nhiều thiếu sót. Xin góp ý nhắc nhở giùm.
Dương Quân
4.15
No comments:
Post a Comment