TRĂNG VIỄN XỨ (HOÀNG ÁNH NGUYỆT

TRĂNG VIỄN XỨ

Trăng treo ảo ảnh biên đình

Trăng soi lữ khách độc hành viễn du

Trăng thề hẹn bến tương tư

Dẫu tàn phai vẫn thiên thu đợi người

(Dương Quân)


Cám ơn các thân hữu đã ghé vào ngôi nhà đơn sơ của HOÀNG ÁNH NGUYỆT






Tuesday, February 28, 2017

NGƯỜI ĐI - THƠ DƯƠNG QUÂN




NGƯỜI ĐI
 
 duongquan-content
 
Anh hỏi em... 
 

- Ngày mai anh trở lại 
Em có chờ anh không 
Đời anh như nước chảy 
Bôn ba cuốn xuôi giòng 

 
- Sang năm anh trở lại 
Em có còn nhớ mong 
Xuân tàn sang hè vắng 
Thu buồn, lạnh cuối đông 

 
- Mười năm anh trở lại 
Em vẫn giữ một lòng 
Dáng gầy như bóng liễu 
Hắt hiu chờ bên song 

 
Mười năm ...
 rồi mười năm ...


............................ 
 

Đời em vẫn âm thầm 
Đời anh như nước chảy 
Như chim trời biệt tăm 

 
Trăm năm đành lỡ hứa 
Em lặng lẽ qua đời 
Nấm mộ vàng cỏ úa 
Chập chùng bóng trăng soi 

 
Ngàn năm sau vằng vặc 
Nhựt nguyệt vẫn xoay vòng 
Hồn người đi phiêu bạt 
Quyện theo hồn núi sông 

 
Lời nguyền xưa có nhớ 
Xin hẹn cõi Vô Cùng 
Tìm nhau miền Vĩnh Cữu 
Tạ nỗi niềm cố nhân. 

 Dương Quân 


 

Monday, February 27, 2017

CHÚT TÌNH TRI KỶ - THƠ THẾ NHÂN TẶNG DƯƠNG QUÂN





CHÚT TÌNH TRI KỶ NỞ HOA


                                             Thân tặng Dương Quân, người tri kỷ,
                                                    biết nhau ở buổi tàn niên

Trời chiều…bóng ngã hoàng hôn
  Chút tình tri kỷ trong hồn nở hoa


Tiếc không gặp bốn mươi năm trước 
Để cùng nhau dấn bước đấu tranh
Cùng nhau lên thác xuống ghềnh
Cùng nhau chống đỡ lằn tên đạn thù

Cùng kê súng giữa trời gối mộng
Cùng thêu hoa dệt gấm cơ đồ
Cùng nhau bảo vệ Tự Do
Cùng nhau san sẻ nỗi đau sơn hà

Nay, đất khách… biết nhau quá muộn
Tuổi đã già lỡ chuyện nước non
Nhìn xa bao lớp sóng cồn
Tiếc thân bé mọn bên đường tồn vong

Đã mất sạch chỉ còn cây bút
Nét mực tươi với chút lực tàn
Nguyện lòng kể chuyện giang sơn
Cho con cháu biết tủi hờn gia vong

Những tham vọng của quân Trung Quốc
Chiếm Hoàng Sa lấn đất Việt Nam
Nam Quan, Bản Giốc chẳng còn
Trường Sa cũng sẽ mất dần nay mai

Tôi với bạn tuy hai mà một
Cùng hướng về Tổ Quốc Việt Nam 
Mong cho đất nước vẹn toàn
Tự do hạnh phúc dân tình ấm no.
 
                               Thế Nhân
                               (Ngày 25-10-2010)




Sunday, February 26, 2017

LỜI HAY





HOÀI CỔ THƠ DƯƠNG QUÂN


Image result for CÔNG CHÚA TIỀN TRIỀU



Hoài Cổ


 Ta mê công chúa tiền triều  
Thuở trăng chưa khuyết, thuở chiều chưa phai  
Phụ hoàng còn ngự trên ngai  
Bá quan kim mão, gấm hài muôn tâu.  

Thuở tam cung có rồng chầu  

Thuở em nằm ngủ quân hầu hai bên  
Thuở ta quét lá sân thềm  
Học trò lượm chữ ngoài hiên ông đồ.  

Tại trời xoay chuyển thiên cơ  
Ta lên núi thẳm đánh cờ tu tiên  
Nghe đồn em đã xuống thuyền  
Quân hầu em lẻn vượt biên hải hành.  

Xứ người em vẫn trâm anh  
Non xa ta vẫn nhớ cành quỳnh dao  
Ngắm trăng ta vạch tinh cầu  
Tìm em theo dấu Mỵ Châu dặm ngàn  

Ngờ đâu cách trở quan san  
Hai nơi sương phủ, trăng tàn, tuyết tiêu  

Bởi mê công chúa tiền triều  
Tình thơ ta chép qua nhiều kỷ nguyên  
Giờ không còn thích tu tiên  
Chỉ mê công chúa mắt huyền, môi son  


Dương Quân  


 

Friday, February 24, 2017

VỌNG CỐ HƯƠNG - THƠ HOÀNG ÁNH NGUYỆT





VỌNG CỐ HƯƠNG


Viễn xứ ngậm ngùi nhớ cố hương
Xuân về thêm tủi phận tha phương

Cây đa trước ngõ còn in bóng?
Bến nước sau nhà vẫn tỏa gương?
Mong gặp người xưa nơi đất khách
Mơ tìm bóng cũ chốn thiên đường

Tơ duyên nay dẫu tình phân lối
Sẽ có ngày vui trọn mến thương.

Hoàng Ánh Nguyệt
(San Jose 2012)



HƯƠNG THI CA - THƠ DƯƠNG QUÂN






 
HƯƠNG THI CA
 
 
Ta ở bên này, em bên kia
Quanh năm thương nhớ cứ đi về
Quanh năm là cả mùa đông lạnh
Chỉ mộng gần nhau những giấc khuya
 
Có phải em là Tiên Nữ không?
Mà sao thơm ngát khóe môi hồng
Mà sao cánh gió đêm run rẩy
Thấp thoáng bên màn ánh mắt nhung
 
Có phải em là ánh sáng sao?
Giữa vòm tinh tú chiếu muôn màu
Hồn ta đã lạc vô phương hướng
Quên lối từ đâu, sẽ đến đâu
 
Có phải em là cơn sóng to?
Cuốn trôi ước vọng giạt xa bờ
Nhận chìm kỷ niệm vào quên lãng
Còn lại hoang tàn cả cõi thơ.
 
Có phải em là cánh én bay?
Báo mùa Xuân sẽ đến nơi này
Nên ta phơi phới niềm hi vọng
Hương sắc trần gian say ngất ngây.
 
Có phải em là mây bốn phương?
Thênh thang như ào ảnh vô thường
Chẳng bao giờ hẹn chờ ai đến
Nên để lòng ta mãi vấn vương.
 
Có phải em là Đỉnh Tuyết Vân?
Màn sương khép mở áo thiên thần
Ta vùi thân thế trong băng giá
Giã biệt ưu phiền nẻo thế nhân.
 
 
Dương Quân



Thursday, February 23, 2017

NGƯỜI CHỊ NGÔ QUYỀN - NGUYỄN HỮU HẠNH

  
NGƯỜI CHỊ NGÔ QUYỀN
 
Từ cơ duyên đến với sinh hoạt Ngô Quyền hải ngoại gần 20 năm, được sự yểm trợ của quý Thầy Cô, từng người anh, người chị nhất là những người bạn cùng ở đôi bờ khóa 8. Qua những bài viết về những sinh hoạt của Ngô Quyền, viết về người Thầy, Người Cô, những người anh, người bạn. Với những cảm nhận mộc mạc, lối hành văn bình dân học vụ, gởi trọn theo từng bài viết đã mang đến người đọc, cũng  lắm kẻ thương người ghét, nhưng cũng đủ lãng quên đời. Nhưng làm sao để cuộc đời quên lãng, khi còn nhiều điều còn chưa được viết... về một  người chị Ngô Quyền.
Tên những người chị Ngô Quyền đã trở nên gần gũi, Chị Phan Mỹ Thể, chị Hoàng Ánh Nguyệt, chị Hoàng Sĩ Cư, chị Nguyễn Xuân Hương, chị Kiều Oanh Trịnh, chị Nguyễn Thị Thêm, chị Phạm Thị Xoàn, chị Lương Thị Sao… Ở mỗi người chị đều để lại sự kính mến vô cùng thân thương, có người chị thỉnh thoảng hoặc thường xuyên gặp mặt, còn có những người chị chỉ được những lời nhắn, nhẹ nhàng êm ái lúc nửa đêm từ những email cuối tuần. Đây là món quà tinh thần vô giá, vẫn tự cho mình được hưởng ơn đời. Nếu tin rằng có kiếp sau và nếu được làm người vẫn hằng mong còn có những người chị Ngô Quyền. 
Hạnh phúc hơn lại có người chị Ngô Quyền rất thân quen, chị là chị một người bạn đúng hơn một người em rất thân trong những ngày gian khó. Được gặp chị trong nhiều lần họp mặt, từ Ngô Quyền đến Biên Hòa, đôi lần đến nhà chị được chị mời những thức ăn, gồm những trái cây hoặc tô mỳ dã chiến, được biết  được nghe về những chuyện cũ Biên Hòa, chuyện những đàn anh Ngô Quyền cùng lớp với chị, nhất là được nghe tâm sự một chút  về gia đình  hôn nhân với ít nhiều đắng cay.
  Hình như có sự không công bằng của tạo hóa, qua sự thử thách quá nhiều phiền muộn, dành cho người con gái bé nhỏ mảnh mai như chị.  Và hai chữ “vô thường” không phải là lời ủi an …
 
Đêm họp mặt Di linh được tổ chức vào tối  chủ nhựt tại nhà hàng Grand Garden thành phố Westminster. Chưa từng đến Di Linh vùng đất đầy mộng mơ của Bảo Lộc, Lâm Đồng miền Trung nước Việt, nhưng được đến với Di Linh qua những sinh hoạt giao tiếp các hội đoàn. Di Linh phải chăng cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, nên đông đảo những khuôn mặt thành công những văn nhân thi sĩ hải ngoại đến tham dự.
Được biết đây là lần đầu tiên hội ái hữu Di Linh tổ chức họp mặt, qui tụ các cựu học sinh các trường trung học Bảo Lộc, Lâm đồng. Trong khi chờ đợi, ban tổ chức cho chiếu Slide show hình ảnh Thầy Cô đã giảng dạy các trường trung học tại Di Linh, bất chợt hiện lên một hình ảnh thân quen cứ ngỡ rằng  hoa mắt, người giống người…
Sau những lễ nghi khai mạc, đại diện Ban Tổ Chức đã nói lên ý nghĩa ngày họp mặt Di Linh, vài nét tiểu sử về vùng đất, những trường học, công lao của những người Thầy, người Cô  với tinh thần “ Tôn Sư Trọng Đạo”. Tên những người Thầy Cô được mời lên sân khấu, để nhận những bó hoa thể hiện tình cảm của những người học trò, như sự biết ơn dành cho Thầy Cô cũ.
Bất chợt... sung sướng và ngưỡng mộ khi tên một người thân quen được trân trọng xướng lên, người chị của tôi người chị khóa 5 cũng là một cô giáo của Ngô Quyền. Không biết chị dạy ở Di Linh thời gian nào, nhưng đêm nay trong giây phút này  là cả sự vinh dự  không chỉ dành riêng cho chị, còn dành cho trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
 Chị là nữ giáo sư độc nhất đứng giữa đông đảo các giáo sư được vinh danh trong buổi họp mặt trang trọng “Đêm Di Linh Hội Ngộ”. Cô giáo của trường Trung Học Di Linh, hình ảnh của chị hiền dịu nổi bật trước đám đông, trước đồng nghiệp. 

cnhung2
Gần giống như những hình ảnh trước đây trong sinh hoạt Ngô Quyền. Đẹp hơn hết vẫn là những nụ cười, những tình cảm của học trò Di Linh dành cho chị… ”Cô ơi! Còn nhớ em không?”.  Nghe sao ngọt ngào cũng đủ ấm lòng.

cnhung5
Người chị Ngô Quyền! Chị nghèo lắm không nhà xe, không sự nghiệp. Nhưng chị giàu lắm, từ hành trang của quý Thầy Cô của trường Ngô Quyền đã trang bị cho chị. Chị giàu hơn thế nữa, giàu những tình cảm quý mến của đồng nghiệp, học trò của trường Lê Lợi Di Linh như một chứng nhân. Con người một khi lìa đời sẽ không mang theo của cải, nhưng đã có một gia tài bằng sự quý mến của tha nhân, từ chức năng của một nhà giáo với tấm lòng nhân hậu. Phải không người chị quý mến của tôi? Người chị Ngô Quyền.
NGUYỄN HỮU HẠNH

cnhung3cnhung1



CẤP CỨU BỆNH NHÂN ĐAU TIM ĐƠN GIẢN

Cấp cứu bệnh nhân đau tim rất đơn giản, bạn cũng có thể làm được!
 
(Ảnh: Flickr)
Tại một tiệc cưới năm 2011, một cụ ông đang ngồi bỗng nhiên thở ngắt quãng và ngất xỉu. Nhìn ông có vẻ bị lên cơn đau tim. Có ai đó đã gọi xe cứu thương. Bỗng nhiên có một người tới xắn tay áo ông cụ lên và bắt đầu vỗ mạnh vào mặt trong khuỷu tay của cụ (khoảng hõm dưới bắp tay). Người đó cũng yêu cầu người thân của ông cụ vỗ mạnh vào khuỷu của cánh tay còn lại. Sau vài lần vỗ mạnh, cụ ông đã bắt đầu có phản ứng. Ông đã thoát khỏi cơn nguy kịch.
 
Y học cổ truyền tin rằng “Khí hàn gây huyết ứ, máu lưu thông kém”. Sự hình thành và loại bỏ cục máu đông diễn ra giống như của dầu đậu phộng: dầu kết lại khi nhiệt độ thấp và tan chảy trở lại khi nhiệt độ tăng. Các dòng năng lượng của tim và màng tim (Kinh Thủ Thiếu Âm) tại khuỷu tay nối thẳng đến tim. Khi bạn vỗ mạnh hai đường kinh này ở hai bên cánh tay, “sự lưu thông của khí (năng lượng)” được thúc đẩy, vậy là máu được lưu thông. Điều này giúp người bệnh ấm lên và đổ mồ hôi. “Khí dương” gia tăng giúp loại bỏ huyết khối và thông thoáng các mạch máu.
KinhTambao
Ai cũng có thể tự trang bị kỹ năng đơn giản này mà không cần phải huấn luyện. Hàng ngày vỗ vào mặt trong khuỷu tay giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và làm giảm huyết áp. Điều này giúp giảm nguy cơ bị lên cơn đau tim (nhồi máu).
Hàng ngày vỗ mạnh vào mặt trong khuỷu tay giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và giảm huyết áp.
Những vết thâm trên cánh tay sau khi bị vỗ mạnh lại có thể giúp chẩn đoán xem người đó có vấn đề về tim không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn việc dùng thiết bị y học hiện đại. Sau khi vỗ, nếu có vết thâm tím xuất hiện trên ở khuỷu tay, bạn nên tiếp tục vỗ cho tới khi vết bầm chuyển sang màu đỏ. Bất kỳ một vấn đề tim mạch nào cũng sẽ thuyên giảm, thậm chí là loại bỏ. Phương pháp điều trị này được gọi là “trị tận gốc”. Tiếp tục vỗ vào những đường kinh lạc khác (dòng năng lượng) trong cơ thể bạn, hay những nơi cảm thấy đau khi vỗ vào có thể chữa một số bệnh mà bình thường không chữa được.
Thư Hùng biên dịch



ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU VỀ TỔ SƯ PÉTRUS TRƯƠNG VỈNH KÝ (Trên net)


VĂN HỌC 

Petrus Ký là một nhà bác học VN về ngôn ngữ, giỏi tiếng Hán, Nôm và Pháp, người đã có công trong phát triển chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên vì là một tín đồ Thiên Chúa nên không được triều đình Huế vinh danh, đến thời kỳ cách mạng dù rằng Cụ Pétrus Ký đã là người thiên cổ nhưng vẫn bị gán cho là theo Pháp. Chúng ta trân trọng tài năng của một nhà bác học Việt Nam đã làm cho chữ quốc ngữ trong sáng ở thời kỳ đầu và trường Trung Học P.Trương Vĩnh Ký Saigon đã đào tạo biết bao thế hệ trí thức và khắp năm châu,  các tài năng từ trường Petrus Ký đã đóng góp rất lớn cho trí tuệ khoa học của cả thế giới chứ không riêng gì VN. (Trí Vịnh)

Pétrus Trương Vĩnh Ký
Pétrus Trương Vĩnh Ký

Kể từ khi giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Việt Nam truyền đạo vào năm 1625, Đắc Lộ đã là người tiền phong trong việc quốc ngữ hoá tiếng việt từ gốc hán sang mẩu tự La mã mà tác phẩm nổi tiếng là cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Việt-Bồ đào Nha-Latin) ra đời vào năm 1651.

Photobucket

Với hàng trăm tác phẩm, Pétrus Trương Vĩnh Ký là một trong những người đã đóng góp vào việc canh tân và hoàn thiện tiếng việt, một ngôi trường lớn ở Sài Gòn đã lấy tên ông đặt cho trường học nổi tiếng, nơi đã đào tạo những người con ưu tú của miền Nam VN trước 1975 - Ngôi trường đã bị đổi tên sau khi miền Nam được giải phóng - tuy nhiên tên tuổi của Pétrus Trương Vĩnh Ký vẫn còn ngự trị trong tiến trình xây dựng văn hoá và văn học Việt Nam, một vài người đã viết về Pétrus Ký:
 
Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn… Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lời nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn.
-Thanh Lãng

Photobucket

Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.
- Lê Thanh.
 
Trương Vĩnh Ký (6 tháng 12 năm 1837 - 1 tháng 9 năm 1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean-Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
 
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Vì thế có thể xác định rằng Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong làng báo chí Việt Nam - hay còn gọi là ông tổ của ngành báo chí việt, phương tiện truyền thông đại chúng đầu tiên ở Việt Nam, trước khi có đài phát thanh và truyền hình.

Photobucket
Petrus Trương Vĩnh Ký trong y phục triều nhà Nguyễn

Tiểu sử

Trương Vĩnh Ký, người tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - Kiến Hoà cũ). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.

Photobucket
Tượng Petrus Ký ngày nay tại Cái Mơn

Đi học

Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán, do thầy đồ dạy tại Cái Mơn. Đến năm lên 9 tuổi, ông được linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao; ông Thi, tức cha của Pétrus Ký, đã hết lòng che giấu ông.
 
Ông Tám mất, có hai nhà truyền giáo người Pháp, thường gọi là Cố Hòa, Cố Long, biết Pétrus Ký vừa có trí thông minh vừa chăm học, nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ Latin. Năm 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở Phnom Penh, Cao Miên.

Photobucket
Nhà bia đá Petrus Ký ở Cái Mơn

Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Pinang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông...

Photobucket
Mặt trước bia đá tại Cái Mơn

Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến năm thứ 6, và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức linh mục, thì vào lúc giữa năm, ông phải vội vàng về nước vì được tin người mẹ hiền qua đời.
 
Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn giữa lúc Pháp đem quân vào chiếm Việt Nam, bắt đầu từ Đà Nẵng ngày 1 tháng 9 năm 1858, rồi Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1859, đến Gia Định, tiếp theo là việc mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vì thế, việc cấm đạo công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn. Lúc ấy, Pétrus Ký phân vân rồi quyết định không trở lại chủng viện nữa.

Photobucket
Mặt sau bia đá tại Cái Mơn

Cộng tác với Pháp

Để tránh bị bắt bớ, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
 
Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang, Chợ Quán) do linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.

Photobucket
Nhà Petrus Ký cư ngụ ở Chợ Quán - 1889
 
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy.
 
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông, Phan Thanh Giản xin Trương Vĩnh Ký đi theo làm thông ngôn.

Photobucket
Nhà Petrus Ký ngày nay ở Chợ Quán

Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã.
 
Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.

Photobucket
Phía trong nhà Petrus Ky - Chợ Quán

Năm 1866, ông thay thế linh mục Croc làm hiệu trưởng Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
 
Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm hiệu trưởng.
 
Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm), được cử làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn.
 
Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs stagiaires), dạy Việt và Hán văn và cũng bắt đầu viết sách.

Photobucket
Nhà mồ của Petrus Ký vào khoảng năm 1930

Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm ủy viên hội đồng cai trị Sài Gòn.
 
Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d'Académie).
 
Năm 1886, Paul Bert - nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học - được cử sang Đông Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc.

Photobucket
Ngỏ vào nhà mồ Petrus Ký, đường Trần Hưng Đạo

Đến Huế, Pétrus Ký được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
 
Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...

Photobucket
Nhà mồ Petrus Ký hiện nay

Photobucket
Phiá trong nhà mồ Petrus Ký

Cuối đời

Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Rồi năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp.
 
Và khi trước, lúc còn được ưu ái, những sách của Trương Vĩnh Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hất hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.

Photobucket
Tượng Petrus Ký trên Đại Lộ Thống Nhất ở Sài Gòn trước 1975

Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888 - 1889).
 
Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẩn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
 
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, Sài Gòn.

Photobucket
Buổi khánh thành tượng Petrus Ký trên Boulevard Norodom

Chức vụ, huân huy chương

Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:
  • Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
  • Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
  • Năm 1874, được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
  • Trong cuộc bầu chọn “ Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào năm 1874, Pétrus Ký đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “Thế giới Thập Bát Văn Hào”.
  • Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
  • Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
  • Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.
  • Nhận huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
  • Nhận Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
  • Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886.
  • Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887
  • Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.
  • Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
  • Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
  • Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Trước đây, ông được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa công nhận là một học giả, có công lao góp vào việc hoàn thiện tiếng việt nên đặt lại tên cho một ngôi trường trung học lớn nhất miền Nam (chuyển từ Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký sang Trường Trung Học Pétrus Ký). Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường trung học Lê Hồng Phong ở Sài Gòn.

Photobucket
Tượng Petrus Ký nhìn về hướng Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn trước 'Giải Phóng' 1975, nay đã bị phế bỏ.

Hiện nay tại Sài Gòn cũng có 1 trường mang tên Trương Vĩnh Ký là Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.
 
Một số tác phẩm

Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:
  • Truyện đời xưa
  • Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
  • Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
  • Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
  • Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
  • Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
  • Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
  • Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
  • Lục súc tranh công
  • Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
  • Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
  • Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
  • Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
  • Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
  • Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
  • Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp) v.v...
Hiện còn nhiều trước tác của Trương Vĩnh Ký đã bị thất lạc, không còn đầy đủ hoặc nằm ở thư viện nước ngoài.
 
Nỗi lòng

Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu châm ngôn Latin Ở với họ mà không theo họ (Sic vos non vobis), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry.

Photobucket
Sau 1975, tượng Petrus Ký được dời về Bảo Tàng Nghệ Thuật "Hui Bon Hoa"

Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....

Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :

Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.

Và câu ghi nơi nhà mồ bằng tiếng Latinh: Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi).
 
Về hoa quả ở Cái Mơn

Ông còn được xem là có công trong ngành làm vuờn ở Cái Mơn. Các giống cây ăn trái như làsầu riêngchôm chôm trócmăng cụt trócbòn bon (Lansium domesticum)... đều do ông đem từ Pinang mỗi khi bãi trường về thăm nhà.

Photobucket
Trái bòn bon mà Pétrus Ký đem từ Pinang, Mã Lai về trồng ở Cái Mơn

Vài nét về Trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký

Năm 1925 kiến trúc sư Hebrard de Villeneuf được chỉ định lập bản đồ thiết kế một ngôi trường mới tại Chợ Quán.

Ngày 28-11-1927 Toàn quyền Đông Dương G.Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này đặt dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.

Photobucket
Tượng đặt trong Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký

Năm 1928 khi các khu trường mới xây dựng xong,ngày 11-8-1928 Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều,thành lập tại Chợ Quán ,kể từ kỳ tựu trường 1928-1929,một trường Cao Đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này,và được mang tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký.

Photobucket
Cổng trường Petrus Ký trước 1975

Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký , thường gọi tắt là Lycée Petrus Ký khai giảng ngày đầu tiên là ngày 01-10-1928 . Hiệu trưởng đầu tiên là Ông Sainte Luce Banchelin, giám học là Ông Boulé, phát ngân viên là Ông Mahé. Chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Gazano và các ủy viên người Việt Nam là Ông Nguyễn Thành Giung, tiến sĩ hóa học, giáo sư khế ước, Ông Hồ Bảo Toàn và Trần Lê Chất, quan chức, là hai phụ huynh học sinh, ủy viên người Pháp là hai Ông Sainte Luce Banchelin và Mahé.

Photobucket
Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký

Từ 1949 đến 1950 học sinh Petrus Ký tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh Saigon như chống độc lập giả hiệu, tẩy chay cuộc viếng thăm hai trường Petrus Ký và Gia Long của Bảo Đại vào tháng 9-1949, đòi học tiếng Việt trong nhà trường. Ngày 23-11-1949 toàn trường bãi khóa đòi thả 5 học sinh của trường bị bắt. Ngày 24-11-1949 nhà cầm quyền lúc bấy giờ ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn. Đến tháng 12-1949 phụ huynh và học sinh đòi nhà cầm quyền mở cửa trường trở lại cho học sinh đi học. Nha học chánh Saigon bắt buộc học sinh muốn học lại phải làm cam kết. Cuộc đấu tranh dằng co đến ngày 9-01-1950 học sinh các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình yêu cầu Giám đốc Nha học chánh và Thủ hiến giải quyết. Chánh quyền không giải quyết được và lúc 12g30 theo lệnh của thực dân Pháp đưa lính đến giải tán và đàn áp cuộc biểu tình dẫn đến cái chết của Anh Trần Văn Ơn, học sinh lớp Seconde (lớp 10 bây giờ) của trường Petrus Ký.

Photobucket
Lối vào chính của trường Petrus Ký trước 1975

Cái chết anh Trần Văn Ơn dấy lên làn sóng căm phẩn cả nước. Ngày 12-01-1950 gần cả triệu người ở Saigon và nhiều tỉnh về dự đám tang anh Ơn, hầu như cả Thành phố Saigon ngưng hoạt động, ngưng họp chợ, các cửa hàng đóng cửa, công chức không đến Sở làm việc, học sinh, sinh viên trường công tư, công nhân, người buôn bán, xích lô... đến dự lễ truy điệu anh Ơn tại trường Petrus Ký. Sau đó trường mở cửa lại và nhà cầm quyền Pháp bãi bỏ chế độ nội trú của trường.

Photobucket
Dãy lớp học ở Petrus Ký khoảng cuối thập niên 50

Muốn vào học trường Petrus Ký học sinh ưu tú của Saigon và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thị Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.

Photobucket
Lối vào chính ở trường ngày nay, bảng tên Petrus Trương Vĩnh Ký đã được che lại.

Học sinh Petrus Ký cũng chọc phá thầy cô, cũng đóng vai thứ ba học trò không khác gì những học trò các trường khác, nhưng chúng ta phải hãnh diện mà nói rằng cái phá hay cái đùa của học trò Petrus Ký có phần nào trí thức, ý nhị, và thông minh, chớ không quá quê mùa cục mịch, vô ý thức như một số học sinh các trường khác.
 
Phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Các giáo sư được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Saigon thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Quý thầy đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian.

Photobucket