TRĂNG VIỄN XỨ (HOÀNG ÁNH NGUYỆT

TRĂNG VIỄN XỨ

Trăng treo ảo ảnh biên đình

Trăng soi lữ khách độc hành viễn du

Trăng thề hẹn bến tương tư

Dẫu tàn phai vẫn thiên thu đợi người

(Dương Quân)


Cám ơn các thân hữu đã ghé vào ngôi nhà đơn sơ của HOÀNG ÁNH NGUYỆT






Sunday, November 5, 2023

BỘI LAN - TRUYỆN NGẮN TÁC GIẢ HỒ XUÂN NGỌC




BỘI LAN


   Sông Trường Giang thượng nguồn từ tỉnh Thanh Hải, xuôi qua Tứ Xuyên đổ xuống Vân Nam, rồi đâm ngược về lại Tứ Xuyên chảy qua Hồ Bắc đến Triết Giang, cuối cùng đổ ra biển. 

   Cũng giống như Đại Hoàng Hà, nước sông Trường Giang mang nhiều phù sa và chảy rất xiết. Trên đoạn sông dài mấy trăm cây số lấn vào Vân Nam, có một quãng rẽ khúc rất gắt, nơi đó mọc lên một thị trấn khá sầm uất tên Lệ Giang.

   Từ Lệ Giang theo con lộ nhựa đổ xuống hướng nam độ mươi cây số thì gặp một ngã ba. Ngã bên trái chênh chếch phía tây nam về Côn Minh. Ngã giữa về Đại Lý. Ngã còn lại bên phải, đi chừng hơn trăm cây số đụng huyện Kiến Xương thì cùng đường.

   Kiến Xương là huyện nhỏ, dân số chưa tới một vạn người, tuy cách Lệ Giang không xa, nhưng đời sống người dân ở đây hầu như tách biệt hẳn với những tiện nghi văn minh bên ngoài. Cả huyện, trừ trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân vừa được tu bổ năm ngoái là tương đối còn mới, phần còn lại của phố huyện là những dãy nhà xưa cũ được cất lên hàng trăm năm trước. Nếu giấu đi căn nhà của Uỷ Ban và giấu luôn cả mấy vị cán bộ mặc quân phục, thì khách viễn lai lạc bước vào huyện sẽ ngỡ mình đang sống dưới triều đại của Từ Hy thái hậu. Quả vậy, dân chúng ở đây bảo thủ đến mức độ khinh bỉ mọi sản phẩm văn minh đến từ thành phố. Để chứng tỏ điều đó, họ vẫn khoác lên người những bộ y phục rườm rà, lượm thượm đầy màu sắc như thời đại Mãn Thanh xa xưa, và cây đèn dầu Hoa Kỳ được thắp sáng hằng đêm trong nhà đã là một sự chấp nhận miễn cưỡng lắm rồi. Thế nhưng,  Kiến Xương vẫn chưa phải là ranh giới cuối cùng của nền văn minh nhân loại. Còn một nơi nữa bảo thủ hơn, nghiệt ngã hơn, với những tập tục nghiêm khắc tàn nhẫn mà giữa thời đại văn minh hiện đại , khó ai có thể tưởng tượng một nơi chốn như thế vẫn còn tồn tại trên quả đất này, đó là làng Cối.

   Làng Cối cách huyện Kiến Xương mười hai cây số. Đến làng Cối phải đi bằng đò trên nhánh sông Phù Lệ, một phụ lưu của sông Trường Giang. Nhân số của làng khoảng trên dưới sáu trăm người, chia ra làm nhiều nhóm gia cư trải đều qua mấy ngọn đồi. Tuỳ theo quan hệ nhiều ít, có nhóm năm sáu nóc gia, có nhóm chỉ hai gia đình gom lại sống chung với nhau. Gia trưởng lúc nào cũng là người đàn ông cao niên nhất trong nhóm, với đầy đủ quyền lực trong tay, có thể quyết định mọi thứ, kể cả cái chết cho những người phạm tội nặng trong gia đình.

   Về chế độ xử lý tội phạm, làng Cối vẫn duy trì những hình phạt tàn nhẫn đã có từ nhiều thế kỷ trước, và coi đó như những luật lệ tự nhiên cần thiết để bảo vệ trật tự cùng đạo lý cho làng. Về điểm này, cán bộ của ông Mao Trạch Đông đã thất bại hoàn toàn trong việc giáo dục dân làng học tập theo nếp sống mới, cùng đạo đức cách mạng. Đã có không ít cán bộ mang trách nhiệm "dạy dỗ" lên làng Cối, mong thay đỗi đám người "lạc hậu" ở đó, nhưng đành thất vọng trở về. Đúng ra, chính quyền tỉnh Vân Nam vẫn có thể dùng những biện pháp cứng rắn để "cải tạo" đám dân làng Cối. Nhưng, xét cho cùng, họ chỉ là một nhóm nhỏ sống hiền hoà quanh quẩn với đồi núi ruộng vườn, không chống đối đả kích cách mạng thì chẳng cần phải "giáo dục" họ làm gì. Bởi vậy, huyện ủy Kiến Xương,Lâm Dự Phiêu, chẳng những không thèm gửi cán bộ lên quản lý làng Cối, mà ngược lại, còn làm ngơ để dân làng tự mình giải quyết và xử lý mọi chuyện.

   Làng Cối đêm nay rộn rịp khác thường. Trên cánh đồng trống cạnh con đường đất bên mé sông Phù Lệ, đã có hàng trăm người đứng thành vòng tròn bao quanh hai chiếc củi gỗ lớn. Mấy chục ánh đuốc bập bùng nhẩy múa trên những khuôn mặt thâm trầm của đám đông, làm tăng thêm vẻ nghiêm trọng cao độ. Mọi ánh mắt giận dữ đổ dồn vào hai thân thể trần truồng của đôi nam nữ ngồi co ro trong mỗi chiếc củi. Người con trai, tuổi trạc hai mươi, thân thể vạm vỡ, co quắp nơi góc củi với đôi mắt sợ hãi, tuyệt vọng. Thiếu nữ độ chừng mười tám. Tuy bị phơi trần thân thể giữa đám đông, nhưng không hề lộ chút e thẹn và sợ hãi. Trái lại, nàng còn ngước đôi mắt sáng quắt căm hờn nhìn những người bu quanh như thách đố. Thân thể trắng ngần của cô gái, với đôi bầu vú căng tròn phơi bày trọn vẹn dưới những ánh đuốc bập bùng mờ ảo, trông quyến rũ dị thường. Một vài người đàn ông trong đám đông vội nghoảnh mặt đi, tránh không nhìn trực tiếp vào thân hình trần trụi của người con gái. Phải chăng họ sợ dục tính trong lòng sẽ bị khơi động, hay thầm tiếc thương cho thân xác tuyệt mỹ của cô gái kia, trong chốc lát sẽ bị dìm sâu dưới dòng sông Phù Lệ?

   Lý trưởng Tạ Ký, một ông già gầy gò nhỏ thó, người lảnh đạo tinh thần cùng trách nhiệm duy trì phong tục và truyền thống của làng Cối, bước đến bên hai chiếc củi ra dấu cho mọi người im lặng. Ông húng hắng ho mấy tiếng rồi cất cao giọng:

   - Kính thưa bà con. Như bà con đã biết, đôi gian phu dâm phụ này coi thường đạo lý tổ tiên, làm điếm nhục gia phong, lừa chồng dối vợ. Cả hai đã tư thông, dan díu, làm điều xằng bậy. Tội lỗi đó không thể tha thứ được, chỉ có cái chết của chúng nó mới rửa được nỗi xấu hổ của dân làng ta- chỉ vào chiếc củi nhốt cô gái, Tạ Ký gằn giọng- con quỉ cái này...từ giờ trở đi cho đến khi mi xuống âm phủ, mi không còn là dâu nhà họ Trương nữa, mà phải mang lại cái họ Nhạc thối tha của nhà mi. Còn thằng kia...mi đã trét bùn lên mặt của lão Hà cha mi, thì mãi mãi mi phải làm một con ma không tên họ.

   Tạ Ký ngưng nói nhìn vào đám đông phất tay ra hiệu. Đám đông bỗng vẹt ra chừa lối đi cho sáu người thanh niên khiêng hai chiếc rọ dài đan bằng tre vào đặt kế bên hai chiếc củi gỗ. Trái với người thanh niên, khi nhìn thấy chiếc rọ đã lịm đi trong nỗi sợ hãi, người con gái lại buông tiếng cười ngạo nghễ lạnh buốt khiến đám đông cũng rợn người. Trong khoảng khắc, như đã quen việc, sáu gã thanh niên trói ngược cánh tay của cô gái và gã thanh niên, rồi luồn thân thể trần truồng của họ vào hai rọ tre. Những mảnh tre đan bén ngọt cứa vào da thịt của hai tội nhân làm bật máu. Không một tiếng rên rỉ từ họ, ngoại trừ đôi mắt u uẩn của hai người nhìn nhau như trao đổi yêu thương lần cuối.

   Đợi mấy người thanh niên cột xong miệng rọ, Tạ Ký nói:

   - xin mời gia chủ hai họ Trương, Hà...

   Gia đình họ Trương, gồm cha mẹ dâu con cả thảy hai mươi tám người, bước ra từ nhóm người bu quanh, đến bên chiếc rọ bó lấy thân hình rướm đầy máu của cô gái. Tuần tự, từ già đến trẻ, mỗi người chỉ tay vào rọ buông một câu nguyền rủa rồi nhổ toẹt nước bọt vào cô gái. Xong, mọi người bước lui vào đám đông như cũ. Riêng có một bé trai độ sáu tuổi lại nhào đến ôm lấy chiếc rọ của người con gái khóc nức nở.

   - Thái thái (bà xã). Sao người ta lại bắt thái thái? Thái thái có đau không? Người ta đem thái thái đi đâu? Tối nay tôi ngủ với ai?

   Một bà xồn xồn, ý chừng là mẹ của cậu bé, chạy ra lôi ngược cậu về chỗ cũ. Thằng bé vùng vẫy khóc lớn, khiến người đàn bà nổi giận tát một cái thật mạnh vào mặt nó. Bà quát lớn:

   - Đồ ngu...nó không còn là vợ mi nữa. Nó là con quỉ. Nó đã ngủ với thằng trong rọ kia. Hiểu chưa?

   Thằng bé nín khóc ngơ ngác nhìn mẹ. Nó chẳng hiểu gì cả. Đầu óc non nớt của nó chưa thấu đáo được hết những gì người lớn đang làm. Chỉ mới đêm qua, khi nó chợt thức giấc giữa đêm và khóc toáng lên vì không thấy thái thái (vợ) của nó nằm bên cạnh làm mọi người phải bừng dậy. Để rồi sau đó chứng kiến tận mắt vợ nó trần truồng đang ôm chặt gã tình nhân ngủ vùi sau cuộc truy hoan trên đụn rơm sau nhà. Nó kinh ngạc khi thấy mọi người giận dữ đánh đập cô ta thật tàn nhẫn, chỉ vì một trò chơi rất vui mà nó đã tham dự hàng đêm. Như những đêm, nàng ôm sát nó vào lòng rồi đặt bàn tay nhỏ nhắn của nó lên bầu vú căng cứng, để nó nghịch ngợm một cách thích thú theo những tiếng rên rỉ đầy khoái cảm của nàng. Và, có khi nó còn cao hứng cắn mạnh vào đầu vú để nàng phải oằn mình đau đớn. Nhưng rõ ràng nàng đã không chút oán giận, lại còn mỉm cười dịu dàng với nó trong bóng đêm. Sao mọi người lại giận dữ vì một trò chơi rất vui như vậy? Và, người ta lại sắp sửa mang nàng đi thật xa khỏi đời nó. Rồi đêm nay, những đêm sau nữa ai sẽ là người ru nó vào giấc ngủ với trò chơi đầy thú vị ấy?

   Toàn gia họ Trương lui vào đám đông đã lâu, vẫn không thấy thân nhân của người thanh niên hiện diện, để chu toàn thủ tục cuối cùng. Tạ Ký nhìn quanh quất hô lớn:

   - Xin mời Hà tiên sinh...

   Đám đông lao xao nhưng không có người nào bước ra. Chờ một lúc, Tạ Ký cau mày, giọng có mòi bực bội:

   - Gia đình họ Hà không lộ diện thì ta cứ tiến hành, không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Quí vị có đồng ý không?

   Nhiều tiếng gắt gõng vọng ra từ đám đông:

   - Quăng cái đồ chó đẻ đó xuống sông cho rồi, dài dòng làm chi...lẹ lên còn về ngủ cho việc đồng áng ngày mai.

   Tạ Ký nhìn sáu gã thanh niên gật đầu ra hiệu. Đám thanh niên tỏ ra thành thạo, xốc rọ lên vai. Rồi cứ thế, ba người khiêng một rọ đi thật nhanh ra bờ sông Phù Lệ. Đám đông cầm đuốc sắp thành hàng dài theo sau như một đoàn lữ hành ma quái chập chờn theo ánh đuốc.

   Dòng sông tối đen một cách đáng sợ, những ánh đuốc bập bùng chỉ đủ sức soi sáng khoảng nhỏ khiêm nhường sát mé nước, nơi có chiếc xuồng con đang cắm sào đợi sẵn. Vài tiếng khóc sụt sịt của mấy người đàn bà trong đám đông khi hai chiếc rọ tre được đặt xuống lòng xuồng. Rồi, sau cái phất tay của lý trưởng Tạ Ký, chỉ có bốn gã thanh niên cầm hai bó đuốc nhẩy phóc lên xuồng chèo thật nhanh ra khoảng tối giữa dòng sông.

   Bấy giờ, trên khúc sông đen kịt vắng lặng, xa xa chỉ còn thấy lờ mờ hai ánh đuốc, bỗng trổi lên hai tiếng hét hãi hùng kèm theo tiếng động lớn của vật nặng bị ném xuống nước. Tiếng hét bi thảm mang nỗi sợ hãi lẫn tuyệt vọng, kéo dài lê thê trên dòng sông, rồi tắt nghẽn đột ngột trong bóng tối vô tình, lạnh lùng của đêm vắng.

                              ***

   Trong hai mươi bốn nhóm gia cư ở làng Cối, thì nhóm của ông Hồ Từ Phúc thuộc loại nhỏ nhất, toàn gia chỉ có bảy người sống trong hai căn nhà đối mặt nhau. Ông Hồ dáng người gầy gò, mới ngoài bốn mươi nhưng trông già hơn số tuổi rất nhiều vì hàm râu dài dưới cằm cùng khuôn mặt khắc khổ, nghiêm nghị. Tuy thế, bản tính của ông lại rất đôn hậu hiền hoà, luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con láng giềng. Vợ ông Hồ lớn hơn chồng mười tuổi cũng là người hiền lành tháo vát và tốt bụng. Những người còn lại gồm: vú Chúc, cùng tuổi với bà Hồ, lo quán xuyến mọi việc trong nhà; Bội Lan, vợ của Hồ Kiến Lạc, đứa con trai duy nhất mới sáu tuổi của ông bà Hồ; lão Phùng khoảng sáu mươi tuổi, người giúp việc lâu năm trong gia đình, và sau cùng là A Ngưu, cháu trai của lão Phùng, một thanh niên cường tráng khỏe mạnh mười bảy tuổi, phụ giúp gia đình ông Hồ những công việc đồng áng nặng nhọc.

   Năm ngoái khi về làm dâu nhà họ Hồ, Bội Lan vừa đúng mười sáu tuổi. Nàng là một cô gái dịu dàng với khuôn mặt thuỳ mị. Ở cái tuổi mới lớn, Bội Lan toát ra một vẻ đẹp mộc mạc,  quyến rũ khiến người đối diện không khỏi đem lòng ngưởng mộ. Kể từ ngày về dưới mái nhà họ Hồ, với bản tính hồn nhiên vui vẻ, Bội Lan đã mang đến cho mọi người những chuỗi ngày đầm ấm và thú vị. Có những đêm trăng sáng, mọi người ngồi quây quần trên mấy tấm chiếu trải giữa sân đan rổ, ông Hồ nâng tách trà nhìn bàn tay mềm mại của Bội Lan thoăn thoắt luồn những sợi lạt vào thành rổ mà thấy niềm vui tràn ngập trong lòng. Thật là may mắn cho ông khi lựa được một nàng dâu ngoan hiền, siêng năng và đẹp đẽ như Bội Lan. "Thằng Lạc quả là tốt số" ông thường hay nghĩ như vậy, rồi có lúc lại kín đáo âu yếm nhìn bà Hồ mỉm cười.

   Như mọi khi lúc trời vừa hừng đông, Bội Lan dắt tay thằng Lạc đi xuyên qua đồi trà đến sườn đồi bên kia bẻ nấm. Lúc băng qua đồi trà, Bội Lan chợt nghe văng vẳng tiếng hát của A Ngưu trên nương rẩy phía trước. Nàng níu tay thằng Lạc dừng lại lắng nghe rồi mỉm miệng cười vì lời ca tình tứ của A Ngưu.

   “Hỡi cô gái mang đôi hài đỏ

   Hãy đến rửa chân bên dòng suối

   Cho tôi được ngắm bóng cô lung linh trên ánh nước

   Và được ngắm đôi chân thon nhỏ ngọc ngà”

   Giọng A Ngưu sung mãn đầy khí lực bao trùm cả mấy ngọn đồi làm rung động cả những ngọn cỏ xanh còn ướt sương mai. Thằng Lạc nhăn răng cười khoái chí, nó giật cánh tay Bội Lan chỉ về phía trước.

   - Thái thái! Mình tới gặp anh Ngưu đi. Tôi muốn nghe anh ấy hát.

   Bội Lan vui vẻ nhìn Lạc gật đầu. Chỉ chờ có thế, Lạc buông tay Bội Lan chạy vụt lên trước. Qua hai thửa ruộng nhỏ bên sườn đồi đã thấy ông Phùng và A Ngưu đang ngồi nghỉ dưới gốc cây tùng trên gò đất. Thằng Lạc ùa tới tíu tít:

   - Hát đi anh Ngưu! Hát nữa cho tôi nghe...

   A Ngưu làm bộ nghoảnh mặt sang nơi khác, nói:

   - Không.

   Lạc vùng vằng lắc mạnh cánh tay A Ngưu:

   - Làm ơn hát đi anh Ngưu...

   Ngưu bật cười quay lại dí ngón tay vào trán Lạc, nói:

   - Với điều kiện...

   Mắt Lạc sáng lên mừng rở.

   - Điều kiện gì? Nói đi anh Ngưu.

   Chỉ Bội Lan đang đứng xa xa cạnh bờ ruộng, Ngưu nói:

   - Bảo chị Lan tới đây ngồi chơi rồi anh sẽ hát cho Lạc nghe.

   Ông Phùng chợt hắng giọng trợn mắt nhìn A Ngưu. Đợi thằng Lạc đi về phía Bội Lan một quãng xa, ông Phùng rít khẽ qua hàm răng:

   - Bộ mày muốn chết sao Ngưu?

   A Ngưu cúi mặt ấp úng:

   - Con chỉ đùa thôi chú à...

   Ông Phùng nghiêm khắc nói:

   - Mình là phận hèn kém. Vả lại, nó là gái có chồng...bộ mày quên hẳn luật lệ của làng ta rồi sao? Bộ mày không nhớ hai mạng người đã bị quẳng xuống sông Phù Lệ đêm ấy sao?

   Ngưu chống chế:

   - Chồng gì...cái thằng con nít đó...

   - Mày câm miệng lại.

   Ngưu bực bội đứng lên. Nó nhìn về phía Bội Lan, cùng lúc ánh mắt Bội Lan cũng đang hướng về nó. Ngưu thấy Bội Lan khẽ mỉm cười rồi cúi xuống nói gì đó với Lạc. Nụ cười của Bội Lan khi nhìn Ngưu làm tim Ngưu rộn lên, đập mạnh như muốn bung ra khỏi lồng ngực. Sung sướng quá làm A Ngưu quên nỗi bực bội cùng ông chú đang giận dữ nhìn nó, Ngưu lại cất tiếng hát. Một bài hát gợi tình của những cặp trai gái nơi thôn dã. Tiếng hát vút cao rồi tỏa xuống đồi trà cùng những cánh đồng mênh mông mạ non, quấn quít vuốt ve từng ngọn cỏ, như mơn man lên từng sợi tóc, làn da nâu hồng của Bội Lan khiến nàng khẽ rùng mình với cảm giác vừa sung sướng lẫn sợ hãi. Trong nỗi ngây ngất vô thức, nàng kéo thằng  Lạc tựa vào người như thể đang ôm lấy thân hình cường tráng của A Ngưu, chứ không phải hình hài nhỏ bé, gầy guộc của thằng Lạc chồng nàng. Cho đến khi âm thanh ngọt ngào của A Ngưu dứt hẳn để trả lại cái không gian tỉnh mịch của buổi sáng sớm thì Bội Lan bừng tỉnh. Nàng đỏ bừng mặt với nỗi thẹn thùng rồi nắm tay thằng Lạc chạy ngược về lối cũ.

   Ông Phùng thở dài nhìn theo bóng nàng khuất dần sau đồi trà và chợt cảm thấy buồn rầu. Điều ông lo sợ đã xảy ra. Rõ ràng chúng nó, Ngưu và Bội Lan, đang vượt quá cái giới hạn đạo lý của làng Cối để bước chân xuống miệng vực tội lỗi. Nghĩ đến hình phạt thảm khốc của làng dành cho những kẻ lăng loàn khiến ông giật mình kinh hãi. Thằng Ngưu điên rồi chăng? Sao lại mơ tưởng đến Bội Lan, đứa con dâu nhà họ Hồ, vợ của Lạc? Bộ nó không nhớ đến thân phận của nó và của cả ông nữa, chỉ là hai kẻ tôi đòi trong nhà họ Hồ? Ngày ngày, đổ từng giọt mồ hôi trên những cánh đồng đổi lấy miếng ăn, và một chái tranh khiêm nhường sau căn nhà đồ sộ của ông Hồ. Sao nó lại tự hủy hoại đời mình bằng thứ tình yêu hoang tưởng rồ dại như vậy? Nỗi giận dữ lẫn sợ hãi bổng ập đến khiến ông Phùng cảm thấy ngực mình đau nhói. Ông đứng phắt lên. Rồi chẳng nói câu nào, ông kéo tay Ngưu đi thật nhanh lên triền đồi sau lưng.

                             ***

   Ánh trăng chênh chếch rọi xuyên qua song cửa sổ, phủ lên một phần thân thể của Bội Lan vùng sáng bạc như dải lụa mỏng. Nàng nằm yên như thế đã rất lâu, kể từ khi mặt trăng vừa nhú lên sau đồi trà dày đặc xa xa. Chỉ những đêm tối im vắng nằm yên một mình trong căn phòng nhỏ, Bội Lan mới thật sự là chính nàng, một cô gái mới lớn với những đòi hỏi khao khát của cơ thể và một tình yêu hoa gấm lãng mạn. Chỉ những đêm tối im vắng, nàng mới làm chủ được tâm hồn để đưa mình vào khoái cảm mênh mông của trí tưởng, của một tình yêu thầm kín mơ hồ. Bởi vì ngày mai, khi ánh mặt trời lên, nàng phải trở thành một con người khác, một người đàn bà đã có chồng với bổn phận và những ràng buột của luân lý. Cho dù chồng nàng chỉ là một đứa con nít, và vai trò làm vợ của nàng là hình thức cuả một người vú em. Làm sao có thể yêu được thằng bé mà nàng phải ẵm trên tay mỗi khi nó khóc? Nhưng đó là bổn phận, là phong tục mà mọi người ở làng Cối vẫn duy trì hàng bao thế kỷ, như một điều hẳn nhiên, dù nghịch lý. Và càng nghịch lý hơn, khi sau này thằng Lạc trưởng thành, nàng lại có bổn phận cưới thêm cho nó vài cô vợ trẻ. Để rồi chính mình trở thành một hình bóng cũ kỹ mờ nhạt trong mắt Lạc.

   Phải chi đừng có A Ngưu. Đừng có cái buổi tối Ngưu đột ngột hiện ra như bóng ma sau hiên nhà ôm choàng lấy nàng, để nàng phải thảng thốt ngỡ ngàng đón nhận nụ hôn đầu đời từ Ngưu, thì nàng sẽ cam tâm với đời sống bình dị hiện hữu, cho đến ngày Lạc trưởng thành với đầy đủ chức năng của người chồng, và mang đến cho nàng hạnh phúc lứa đôi, như thế chẳng là mãn nguyện lắm sao? Thế nhưng, chính vì nụ hôn vội vã trong bóng tối cùng vòng tay ôm xiết của Ngưu, đã khuấy động đời nàng  từ đêm hôm ấy. Và, giọng hát kia, giọng hát đã ru vào hồn nàng những đam mê, những  ngọt ngào tình tứ, làm sao nàng có thể quên?

   Dải trăng bạc phủ trên người Bội Lan lùi dần ra khung cửa theo ánh trăng đã lên cao. Bội Lan xoay người nhìn Lạc ngủ say sưa bên cạnh. Nàng dịu dàng kéo nhẹ tấm chăn mỏng đắp lên người nó, rồi khẽ cúi xuống hôn lên đôi má bầu bĩnh của thằng bé. Trong bóng tối lờ mờ, nàng lặng ngắm khuôn mặt ngây thơ đang say ngủ của Lạc và chợt cảm thấy buồn rầu. Cho dù có cố gắng đến đâu đi nữa, thì nàng cũng chỉ có thể thương mến Lạc như một người em nhỏ, không thể nào tha thiết với Lạc như tình nhân hay người chồng. Rồi đến một ngày không xa, chỉ vài năm nữa thôi, khi Lạc vừa đủ lớn, người ta sẽ dạy cho nó cái công việc vợ chồng. Và nàng, chính người từng bồng ẵm Lạc trên tay, sẽ là người đầu tiên để Lạc thực hành những điều người ta đã dạy nó. Cái gương mặt ngây thơ và bàn tay nhỏ nhắn đang áp dưới đôi má bầu bĩnh trong giấc ngủ kia, chắc sẽ không đáng yêu như bây giờ, mà có lẽ lại mang đến những đớn đau trên thân thể nàng. Một cảm giác chán chường lẫn sợ hãi bỗng ập đến khiến Bội Lan phải quay sang nơi khác. Nước mắt nàng ứa ra theo nỗi hờn tủi và lịm dần vào giấc ngủ với những giọt lệ còn đọng trên đôi mi đã khép kín.

   Xa xa, trong đêm vắng vọng lại vài tiếng chim lạ thật buồn.

                                 ***

   Bội Lan nắm tay thằng Lạc chạy thật nhanh lên căn nhà hoang chứa rạ trên đồi. Cơn mưa bất chợt đổ xuống khiến người nàng ướt sũng nước. Nỗi lo sợ trận mưa làm dâng nước con suối nhỏ bít lối về, làm nàng bối rối và lo lắng. Trong lúc ấy, Lạc lại cười đùa thích thú dưới cơn mưa. Giá như không gấp rút chạy vào căn nhà hoang để trú mưa, thì Bội Lan đã dừng lại tát mấy cái vào mặt của thằng Lạc rồi.

   Đẩy cánh cửa gỗ bước vào căn nhà, Bội Lan thở phào nhẹ nhỏm. Ít ra, ở nơi vắng vẻ này có một chỗ để trú ẩn vẫn tốt hơn là ngồi trơ trọi dưới tàng cây cổ thụ ngoài kia. Nàng khép lại cánh cửa rồi quan sát phía trong căn nhà. Có lẽ đây là nơi dùng làm chỗ nghỉ ngơi và chứa rạ trong mùa gặt của nhóm nào đó ở làng Cối, nên khá rộng rãi sạch sẽ. Những lớp rạ vàng óng còn sót lại phủ đều trên sàn nhà làm tăng thêm vẻ ấm cúng cho căn nhà hoang.

   - Cởi quần áo ra vắt cho khô đi Lạc.

   Bội Lan nói với Lạc, trong lúc nàng đang rủ bỏ hết xiêm y trên người chỉ chừa lại chiếc váy lót ngắn. Nàng rút chiếc trâm cài trên đầu rồi khom người về phía trước để mái tóc đen mượt rũ xuống, xong vuốt nhẹ những lọn tóc cho khô nước. Cử động của đôi tay làm mấy ngọn tóc chạm vào ngực nàng, mang lại cho Bội Lan một cảm giác nhột nhạt thích thú. Bằng cử động như dò dẫm, nàng từ từ đặt tay xoa nhẹ lên bầu ngực. Trong khoảng khắc, hơi thở Bội Lan trở nên dồn dập và hình ảnh A Ngưu bỗng chợt hiện ra, như thể Ngưu đang ôm nàng vào lòng cùng bàn tay chai cứng mơn man trên vùng ngực căng tròn.

   Cánh cửa gỗ bật mở thình lình khiến Bội Lan giật mình bừng tỉnh. A Ngưu người ướt đẫm xồng xộc bước vào. Khi nhìn thấy Bội Lan đang lúng túng che bớt thân thể nàng dưới lớp rạ, Ngưu thảng thốt dừng lại. Ngưu không ngờ trong nhà có người, và càng bất ngờ hơn, khi người đó lại chính là hình bóng nó đang mơ tưởng.

   - A...anh Ngưu.

   Tiếng thằng Lạc gọi lớn làm Ngưu sực tỉnh. Ngưu gượng nở nụ cười, cố làm vẻ tự nhiên nhìn Lạc, nói:

   - Tưởng không có ai. Chẳng dè Lạc và Chị Bội Lan lại vào trú mưa ở đây. Thật là bất ngờ.

   Thằng Lạc ngây thơ nói:

   - Tôi không thích ở trong này đâu. Tôi muốn ra ngoài tắm mưa vui hơn. Nhưng...nhưng...thái thái không cho. Anh Ngưu có thích tắm mưa không?

   Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu Ngưu. Nó nhẹ nhàng đến bên Lạc, nói khẽ:

   - Nếu Lạc thích thì cứ ra ngoài tắm đi. Anh sẽ xin phép chị Lan dùm Lạc.

   Thằng Lạc ngần ngừ:

   - Anh chắc thái thái sẽ cho phép tôi chứ?

   Ngưu mỉm cười gật đầu.

   - Không sao đâu. Đi đi...

   Ngưu nắm tay Lạc kéo ra cửa. Đợi Lạc chạy khuất ra ngoài, Ngưu khép cánh cửa gỗ lại. Nó đứng tần ngần một hồi để thu hết can đảm vào người, rồi lom khom bước nhè nhẹ đến chỗ Bội Lan đang nằm ẩn mình dưới lớp rạ. Bội Lan sợ hãi lết dần về góc nhà cho đến khi lưng nàng đụng hẵn vào tường. Đôi mắt nàng mở lớn theo nỗi sợ hãi lẫn hồi hộp, thân hình trắng ngần phơi bày trọn vẹn dưới mắt Ngưu làm tăng thêm nỗi thèm muốn trong lòng Ngưu. Không chút do dự, Ngưu nhào đến đè ngửa Bội Lan một cách thô bạo và giật mạnh chiếc váy lót cuối cùng trên người nàng. Không một nỗ lực kháng cự, Bội Lan mím chặt môi nhắm mắt lại với nỗi nôn nao hồi hộp, chờ đợi cái giây phút kỳ lạ nàng hằng muốn biết, cái giây phút sẽ đưa nàng lên địa vị của một người đàn bà, mà chính Lạc, không thể nào làm được. Khuôn mặt Ngưu thật gần cùng hơi thở dồn dập của nó sát bên tai nàng, đôi bàn tay chai cứng bóp chặt bờ ngực căng tròn cuả Bội Lan. Rồi, cả thân hình vạm vỡ của Ngưu chợt ập xuống theo cái đẩy mạnh của nó, khiến Bội Lan phải rướn người lên để khỏi bật ra tiếng kêu trong cơn đau xé thịt, và lịm đi với cảm giác bềnh bồng cùng nỗi đau bàng hoàng kỳ lạ. Ngoài kia, mưa vẫn vô tình. Và gió, gió cũng vô tình luồn qua khe cửa mang theo tiếng vỗ rào rạt của những giọt mưa trên mái lá, lẫn âm hưởng tiếng cười vô tư của Thằng Lạc đâu đó dưới cơn mưa bên ngoài.

                                   ***

   Đã hơn mười năm qua, tôi vẫn không thể nào quên được cái ngày mưa định mệnh ở căn nhà chứa rạ trên ngọn đồi nhỏ nơi làng Cối. Cái ngày, đã đưa Bội Lan vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời tôi. Tôi còn nhớ cái cảm giác hoang mang sợ hãi khi bước vào căn nhà lúc cơn mưa chưa tạnh, để nhìn thấy một Bội Lan trần truồng đang ôm mặt khóc ngất trong vòng tay vỗ về của a Ngưu, để nhìn thấy đôi mắt đáng thương của hai người thảng thốt hướng về tôi như van xin và cầu mong sự tha thứ. Thật khó mà tả được cái cảm xúc của tôi lúc bấy giờ trong tình huống đó. Tôi đứng lặng thật lâu với những xung đột mãnh liệt trong hồn. Một đứa bé mới sáu tuổi đầu như tôi làm sao hiểu được những gì hai người đã làm. Có một điều chắc chắn Bội Lan không hề thương tôi như tôi hằng nghĩ. Bằng chứng là nàng đang chia xẻ cái tình thương đó cho A Ngưu, một người làm công của gia đình mà tôi rất ngưởng mộ. Nước mắt đầm đìa trên mặt, nhưng tôi vẫn cố mím chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc. Rồi trong khoảng khắc giận dữ với những tổn thương trong lòng, tâm hồn tôi như vượt thoát khỏi thân thể nhỏ bé của mình để trở nên một người trưởng thành thật sự. Tôi nói bằng một giọng lạnh lùng, như thể thanh âm phát ra từ miệng của một người nào đó:

   - Đi đi...hai người hãy trốn khỏi nơi này và đừng bao giờ trở lại.

   Bội Lan nhào đến ôm xiết tôi vào lòng. Thân thể nồng ấm của nàng và cả những giọt nước mắt đang nhỏ xuống vai tôi không hề mang lại một xúc cảm nào, ngoại trừ sự giá lạnh đến tàn nhẫn trong hồn tôi.

   - Lạc...tha thứ cho tôi. Tôi đã hành động rồ dại. Xin để tôi được chết với hình phạt thảm khốc dành cho những kẻ đê tiện.

   - Không...

   Tôi hoảng hốt đẩy Bội Lan ra. Không, nàng không thể chết như vậy được. Cả A Ngưu nữa. Hình ảnh cặp trai gái trong rọ bên dòng sông đêm hôm nào và tiếng hét thê lương của hai người bị bức tử, chỉ vì một phút rồ dại đã không ngớt ám ảnh tôi từ dạo đó. Làm sao tôi có thể nhẫn tâm mang lại cái chết cho hai người tôi thương mến? Không, họ phải đi khỏi làng này. Phải đi thật xa đến một nơi nào yên bình, để cùng nhau xây dựng một tình yêu cho đời họ. Còn tôi? Tôi sẽ giữ kín chuyện này cho đến ngày nhắm mắt.

   Tôi còn nhớ ánh mắt ngoái lại lần cuối của Bội Lan, trước khi bóng nàng và A Ngưu khuất hẳn sau khung cửa gỗ, như cố gửi lại cho tôi sự trình mến sau cùng. Mỗi bước chân cuống quít rời xa của Bội Lan, như mang đi cả một phần đời rất đẹp mà tôi đã có với nàng. Có lúc, tôi muốn chạy băng ra cánh đồng đang ngã nắng chiều sau cơn mưa bên ngoài để kéo lại hình bóng Bội Lan. Nhưng chân vẫn chôn chặt với nỗi buồn rầu, trong căn nhà còn vướng vít chút hương thơm quen thuộc của Bội Lan. Tôi cúi xuống nhặt chiếc trâm nằm lẻ loi trên lớp rạ nơi góc nhà, kỷ vật cuối cùng nàng bỏ lại trong cơn hoảng loạn. Rồi, trìu mến áp lên má và bật khóc ngon lành như thể chưa bao giờ được khóc.

   Tám năm sau ngày Bội Lan cùng A Ngưu trốn khỏi làng Cối thì xảy ra cuộc cách mạng Văn Hoá (1966). Biến cố này mang lại sự rối loạn cho cả nước. Ba tôi, vì nhục nhã và buồn rầu chuyện Bội Lan nên sức khỏe ngày càng yếu kém. Rồi, chỉ vài tháng sau, ngày đoàn cán bộ của huyện Kiến Xương vào làng kết nạp đám thanh niên nam nữ xung vào Hồng Vệ Binh, trong đó có tôi, để đưa lên Côn Minh học tập bổ xung cho chiến dịch cải cách văn hoá, thì ba tôi trở bệnh nặng và qua đời trong lúc tôi đang hăng say thích thú với những nhộn nhịp của thị thành, và giáo điều mới mẻ nơi trường học ở Côn Minh (Đoàn thể hoàn toàn giấu kín việc này. Mãi đến năm năm sau khi tôi trở về làng Cối mới hay rằng ba tôi mất đã lâu).

   Sau một năm thụ huấn ở Côn Minh, tôi được gửi sang Trùng Khánh, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên để bắt đầu công tác trong chiến dịch cách mạng Văn Hoá. Bấy giờ tôi đã mười lăm tuổi. Trong đám đồng viên cùng tuổi, tôi là người có thân hình rắn chắc hơn tất cả, nhờ vào những năm tháng phụ giúp công việc đồng án cho gia đình ở làng Cối. Công tác mà họ, những người trong chính quyền, giao phó cho chúng tôi là một thứ công việc đầy thú vị (chỉ sau này khi đã trưởng thành, tôi mới nhận thức được đó là một việc làm hết sức phi nhân và tàn nhẫn). Với chiếc khăn quàng đỏ trên cổ, đám Hồng Vệ Binh tụi tôi tung hoành khắp hang cùng ngỏ hẻm cuả Trùng Khánh. Có quyền lôi cổ bất cứ người nào mà chúng tôi không thích rồi tròng vào đầu bản án tử hình vì một lỗi mơ hồ, phản văn hoá, chống lại cách mạng. Chính quyền đã ban cho chúng tôi, Hồng Vệ Binh, những quyền hạn quá lớn. Đến nỗi, có lúc chúng tôi tràn vào cả những doanh trại Quân Đội Nhân Dân, kéo các vị chính ủy đầy công trạng ra mà sỉ mạ chửi bới. Quân đội hoàn toàn làm ngơ và có vẻ như sợ hải trước những lấn áp quá độ của đám Hồng Vệ Binh măng sữa, cuồng tín được che chở bởi đồng chí Giang Thanh và chủ tịch Mao Trạch Đông.

   Thường vào buổi chiều, sau một ngày hò hét đập phá, tôi lại ra bến phà bên sông Trường Giang để tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn. Để nhìn dòng nước vàng đục nhấp nhô xuôi mãi không ngừng qua bến phà, qua hải cảng mở rộng của Trùng Khánh để gửi gấm tâm sự luyến nhớ bồi hồi, ngược dòng về làng cũ trên thượng nguồn. Có lúc, hình ảnh Bội Lan lại hiện về như một ám ảnh chua xót trong lòng. Làm sao tôi có thể quên nàng khi cứ mãi nhớ hoài những ngày tháng cũ, dù đã rất xa. Tôi ao ước một lần hội ngộ cùng nàng, để trả lại Bội Lan nỗi đau đớn trong tôi, trả lại đôi mắt nhìn tôi lưu luyến hôm nào. Và, trả lại chiếc trâm cài nàng bỏ lại mà tôi vẫn mang theo từ dạo ấy.

   Năm 1969, lực lượng Hồng Vệ Binh hoàn toàn tan rã sau gần bốn năm tàn phá, hủy diệt những chứng tích lịch sử, văn hoá, đền miếu. Chính chủ tịch Mao Trách Đông ra lệnh cho quân đội tiêu trừ chúng tôi, vì sợ ảnh hưởng của chúng tôi có thể lấn áp cả ông. Đoàn Hồng Vệ Binh, trở thành đối tượng của tất cả sự phẩn uất từ mọi tầng lớp trong nước. Đặc biệt, hàng ngũ Quân Đội Nhân Dân đã phát động đầu tiên chiến dịch càn quét, tiêu diệt đoàn Hồng Vệ Binh, để trả thù cho những hành động tàn nhẫn quá độ của đoàn trong quá khứ đối với họ.

   Tôi may mắn hơn những đồng bạn không bị xử bắn tại chỗ, khi được dựng dậy lúc nửa đêm trong khu nhà tập thể của đoàn. Mấy nòng súng AK lạnh lùng dưới ánh điện vàng úa như báo hiệu đoạn cuối của đời tôi. Những người lính của Quân Đội Nhân Dân bịt mắt trói tôi lại, rồi dẫn đi trong đêm tối hừng hực nóng của tháng bảy. Tôi bước chập choạng với những mịt mù ký ức, với những hình ảnh bềnh bồng nơi làng Cối, với những gương mặt thân yêu của ba mẹ tôi cùng Bội Lan. Nước mắt đầm đìa trên má. Không, tôi không hề sợ cái chết hay nỗi đau buốt trong khoảng khắc khi viên đạn đi xuyên qua đầu. Tôi chỉ sợ không còn cơ hội để gặp lại những người tôi yêu mến. Và, hơn tất cả, gặp lại Bội Lan để gửi lại nàng những nhớ thương đau đớn mà tôi đã ấp ủ qua bao năm tháng dài.

   Những người lính đưa tôi đi thật lâu trong đêm, cho đến khi nghe có tiếng sóng vỗ nhẹ và mùi ẩm của nước lẫn vào gió. Tôi đoán có lẽ gần đến bến sông Trường Giang.

   Giọng một người bộ đội lạnh buốt trong gió sông phần phật:

   - Cho nó một phát rồi quẳng xuống sông như mọi khi chứ?

   Có tiếng đáp:

   - Thủ trưởng bảo, phải đợi chính đồng chí thủ trưởng tới thụ lý về lý lịch can phạm trước khi hành hình, để tránh bớt tình trạng nhầm lẫn trước đây.

   Tôi nói bằng giọng tỉnh táo không ngờ:

   - Các đồng chí cứ ban cho tôi viên đạn đi. Đừng bắt tôi phải chờ đợi. Tôi chính là một trong những tên Hồng Vệ Binh ngu xuẩn mà các đồng chí đang lùng bắt.

   Một gã bộ đội giận dữ dí nòng súng vào ngực tôi, rít khẽ:

   - Câm miệng lại. Đồ chó đẻ.

   Có bước chân lao xao lẫn giọng nói hách dịch của một người đàn bà:

   - Đêm nay chỉ tóm được một tên thôi à? Nếu biết thế tôi chẳng cần phải thân hành ra đây giờ này, cứ để tự mình các đồng chí xử lý cho xong.

   Ai đó tháo tấm vải bịt mắt tôi. Phải vài giây sau tôi mới tiếp nhận được khung cảnh lờ mờ chung quanh, nhờ vào ánh đèn điện hắt ra từ những chiếc xà lan đậu xa xa giữa khúc sông. Người đàn bà mặc quân phục đứng trước mặt tôi cùng bốn gã bộ đội bao quanh. Ánh sáng không đủ tỏ để nhìn rõ mặt, nhưng nghe giọng nói ban nãy, tôi đoán người đàn bà này còn rất trẻ chưa đến ba mươi.

   - Tên? Giọng người đàn bà cộc lốc, lạnh lẽo.

   - Hồ Kiến Lạc. 

   - Quê quán?

   - Làng Cối, huyện Kiến Xương, tỉnh Vân Nam.

   Thanh âm của người đàn bà chợt run run hơi chút hoảng hốt:

   - Cha cậu...tên gì?

   - Hồ Từ Phúc.

   Ánh đèn pin loé sáng dừng thật lâu trên mặt tôi rồi tắt ngủn. Người đàn bà lạnh lùng quay sang hỏi gã bộ đội bên cạnh:

   - Các đồng chí đã cột chặt tay nó rồi chứ?

   - Vâng, chính tay tôi cột nó. Thưa đồng chí thủ trưởng.

   - Tốt. Các đồng chí rất tích cực phục vụ cách mạng trong công tác. Đêm đã khuya, các đồng chí có thể ra về nghỉ ngơi. Phần tên khốn kiếp này, tôi cần thâu thập thêm những liên hệ giữa nó và đồng bọn còn đang lẫn trốn, rồi sau đó chính tôi sẽ chu toàn cho nó. Các đồng chí cứ yên tâm.

   Người đàn bà đẩy tôi ngã chúi xuống bãi cát lài lài sát mé nước, trước khi bóng bốn gã bộ đội khuất hẳn vào màn đêm. Tôi nằm co quắp trên bãi cát pha lẫn sỏi đá, cố gượng lên nhưng không thể nào ngồi dậy được với đôi cánh tay bị trói quặt sau lưng.

   Bỗng dưng, người đàn bà quỳ xuống nâng tôi dậy. Rồi bất chợt ghì sát tôi vào lòng và bật khóc. Thanh âm tiếng khóc của nguời đàn bà như mang tôi về lại vùng quá khứ xa thẳm của mười hai năm trước, trong căn nhà chứa rạ trên đồi nơi làng Cối. Ngày đó, cũng tiếng khóc này, tiếng khóc cuả Bội Lan, khởi đầu cho sự ly biệt đằng đẵng bao năm tháng dài. Và giờ đây, cũng tiếng khóc ấy, lại là phút giây hội ngộ bất ngờ dù chỉ là cuộc hội ngộ bi thảm chua xót.

   - Lạc...

   Tôi đã chờ đợi thanh âm ngọt ngào này qua bao tháng ngày mòn mỏi. Nước mắt tôi ứa ra vì sung sướng. Trong giây phút, tôi quên bẵng mình chỉ là tên tử tội, mà chốc nữa đây tự chính tay nàng sẽ ban cho tôi một viên đạn oan nghiệt.

   Bội Lan kéo tôi đứng lên. Nàng hấp tấp mở nhanh những nút dây đang cột chặt tay tôi. Trong bóng đêm mù mịt bỗng vọng lại tiếng gọi lo lắng của một gã bộ đội:

   - Đồng chí thủ trưởng...đồng chí thủ trưởng...

   Bôi Lan rút khẩu súng ngắn ra khỏi bao da bắn hai phát vào khoảng không trên đầu.

   - Đi...đi đi Lạc. Hãy đi khỏi nơi này khi bóng tối còn che chở Lạc. Hãy bảo trọng...

   Nàng xiết tôi vào lòng cùng nụ hôn vội vã trên vầng trán đẫm mồ hôi của tôi, rồi quay mình bước nhanh vào màn đêm về hướng có tiếng gọi cuả gã bộ đội. 

   Tôi cắm đầu chạy điên cuồng trong bóng đêm cùng vị mặn cuả những giọt nước mắt nàng còn sót lại trên môi mình, và chỉ mong được chết cùng vị mặn ấy. Chân tôi rướm máu, mắt nhoè lệ. Tôi khóc. Tôi cười. Rồi khóc. Rồi cười. Tôi là ai? Có phải tôi là thằng Lạc đáng thương của cái làng Cối xa thẳm nào đó? Hay tôi chỉ là một người điên? Một người điên vừa tìm được quá khứ lại đánh mất. Một người điên vừa khóc vừa cười, cô độc trong đêm đen, bên dòng Trường Giang vẫn vô tình xuôi mãi về phương Đông...

                               ***

   Mỗi sáng thức dậy nhìn vào gương, nhìn vào những nếp nhăn trên khuôn mặt, nhìn những sợi tóc bạc nhiều hơn ngày hôm qua, nhìn sự biến đổi của thời gian trong cuộc đời, tôi không còn tìm thấy thằng Lạc trong tôi. Tôi không phải là Lạc của làng Cối xa thẳm mịt mù, không phải là Lạc được cưng chìu yêu thương, một đứa trẻ được mua lại từ người lái buôn xa lạ bên Việt Nam bởi vợ chồng ông Hồ. Lạc, chỉ là một hình bóng mơ hồ trong quá khứ. Thế nhưng, cái quá khứ ấy, cái đời sống thật, rất xa, nơi làng Cối, cùng hình bóng ba mẹ nuôi và Bội Lan vẫn mãi mãi trong tim tôi. Tôi vẫn nhớ vòng tay thương yêu âu yếm của mẹ, ánh mắt chan chứa hạnh phúc cùng niềm vui của ba khi ôm tôi vào lòng, như cái tên ông đặt cho tôi, Hồ Kiến Lạc. Tôi vẫn nhớ vị mặn cuả những giọt nước mắt Bội Lan bên bến sông đêm xa thẳm hôm nào. Và, cho dù quả tim nàng đã trao cho anh Ngưu, nhưng với tôi, Bội Lan vẫn là hình bóng tuyệt vời trong ký ức, một tình yêu tha thiết và cay đắng. Tôi vẫn nhớ về nàng, vẫn nhớ những bài hát và bàn tay dịu dàng vuốt tóc tôi khi ru tôi ngủ, vẫn nhớ anh Ngưu đáng thương trong kiếp bọt bèo của người làm công nghèo khổ. Chỉ mong, anh Ngưu và Bội Lan, hai mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống cuồng nộ, khe khắc  của làng Cối, có được những ngày hạnh phúc đến mãn đời. 


Hồ Xuân Ngọc




No comments:

Post a Comment