TRĂNG VIỄN XỨ (HOÀNG ÁNH NGUYỆT

TRĂNG VIỄN XỨ

Trăng treo ảo ảnh biên đình

Trăng soi lữ khách độc hành viễn du

Trăng thề hẹn bến tương tư

Dẫu tàn phai vẫn thiên thu đợi người

(Dương Quân)


Cám ơn các thân hữu đã ghé vào ngôi nhà đơn sơ của HOÀNG ÁNH NGUYỆT






Tuesday, January 31, 2017

RẰM THÁNG GIÊNG - TẾT NGUYÊN TIÊU - HOÀNG ÁNNH NGUYỆT



Rằm Tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu 
(Tết Thượng Nguyên)


 
 

tet-nguyen-tieu-large-content

 


 Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm.

         Cùng với mùa Xuân, tháng Giêng cũng là tháng của mùa Xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết, tim người ta cũng dường như trẻ hơn ra và đập mạnh hơn so những ngày mùa Đông lạnh giá.

         Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Dòng lịch sử cho thấy đất nước chúng ta đã có những thời gian cực thịnh. Quê hương đã cất lời ca tiếng hát hoà cùng với thiên nhiên.
         Tiếng hát, lời ca đó là con sông hiền hoà, tươi mát, êm ả chảy xuôi theo dòng thời gian làm nẩy sinh những lễ hội mùa Xuân; những điệu hò câu hát, tạo nên một nền văn hoá phong phú mà chúng ta vẫn hằng hãnh diện là bốn ngàn năm văn hiến.
         Chúng ta được biết rằng, những nhà nghiên cứu về văn hoá trên thế giới đã vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi tìm hiểu, biết đến những điệu hò câu hát khác nhau của dân ta, từ địa đầu ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau. Ở đâu, chúng ta cũng có những lối ru em khác nhau, một lối hát vô cùng phong phú, đặc biệt không nơi nào giống nơi nào. Nhất là những lời đối đáp rất văn chương cũng không kém phần lãng mạn và tình tứ, đôi khi đi đến sổ sàng trong những hội mùa Xuân.

…………………….

         Trăng tháng Giêng non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác. Cái đẹp của trăng Rằm tháng Giêng giống như nét đẹp của nàng tiên nữ kiêu sa huyền diệu…
         Nét văn hoá chung gặp nhau của 3 miền: Bắc, Trung, Nam trong Lễ Hội Rằm tháng Giêng:

Lễ Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng…

         Theo Phật Giáo, ngày Mồng Một và ngày Rằm hằng tháng được coi là ngày Rằm của Phật, mà nhất là ngày Rằm tháng Giêng, các tín đồ đến ngày ấy đi chùa lễ Phật. Cũng là ngày Rằm đầu tiên nên nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng cho lòng thành của Phật Tử. Thêm vào đó, cái không khí vui Xuân vẫn còn đậm đà, cho nên chính là dòng người từ già đến trẻ, đi lễ đầu Xuân đông hơn, mong cầu Phật gia hộ độ trì cho quanh năm bình yên và cũng tin rằng lời thành tâm khẩn nguyện ấy sẽ được chứng giám. Đây còn là ngày Vía Thiên Quan, người ta đến chùa cúng sao để giải trừ tai ách, ước nguyện điềm lành, được xem là phong tục đẹp, một nét sinh hoạt văn hoá tín ngưởng của người Việt Nam.
         Không biết những lời thỉnh cầu có đến được cữu trùng hay không, nhưng mọi người đều tin rằng sau khi đi lễ đầu năm, hay đi trẫy hội về, tâm hồn của họ như được thắp sáng lên và hy vọng ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn…
         Trong dân gian, đa số theo phong tục thờ cúng ông bà, thì Rằm tháng Giêng trước hết được hiểu là ngày Rằm lớn. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.
         Tuỳ theo lòng thành cũng như ngành nghề, có gia đình cúng lễ Thổ Công, Thần Tài hoặc cúng âm hồn…nhưng đặc biệt không ai có thể quên bày mâm cỗ để cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cám ơn trời đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả…Tuy nhiên mâm cúng gia tiên có khác nhau tuỳ phong tục của từng vùng, từng miền.
         Theo truyền thống văn hoá cư dân nông nghiệp lúa nước, vụ mùa gieo trồng thường được bắt đầu vào khoảng 15 tháng Giêng, sau một thời gian dài nghỉ Tết Nguyên Đán. Người nông dân bắt đầu công việc đồng áng và bắt đầu một vụ mùa, cho nên họ đốt rạ, khai hoang và hạ điền. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, nét văn hoá này thể hiện rất rõ với 3 vụ mùa trong năm:

Rằm tháng Giêng ai siêng thì quảy

Rằm tháng Bảy kẻ quảy người không
Rằm tháng Mười, mười người mười quảy

Hay câu:

Lễ Phật quanh năm
Không bằng ngày Rằm tháng Giêng

         Đã thấy tầm quan trọng của ngày lễ này đối với người dân Việt Nam, có thể nói những ngày lễ này đã hoà quyện giữa văn hoá truyền thống và tín ngưởng.
 Vì sao có lễ hội Rằm tháng Giêng?
         Trong 12 ngày Rằm, Rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa với nhiều tên gọi khác nhau như Tết Nguyên Tiêu, Nguyên Tịch, Nguyên Dạ, Thượng Nguyên…
         Cách gọi này bắt nguồn từ giao lưu văn hoá Trung Hoa và có sự kết hợp hài hoà với văn hoá bản địa. Người dân ai cũng mong mỏi có một vụ mùa tốt tươi, thay vì đốt rạ khai hoang thì người Trung Hoa có một lễ hội cúng “Hoa Đăng” hay còn gọi là “Tết Nguyên Tiêu”.
         Lễ hội Rằm tháng Giêng được du nhập vào Việt Nam theo phong tục Tết Nguyên Tiêu của người Hoa. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên bởi vì còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười) .
         Và đêm 15 tháng Giêng sẽ là Đêm Nguyên Tiêu, người xưa và cả ngày nay đều cho rằng đêm đẹp nhất của ánh trăng trong năm. Dù bao biến đổi của đất trời đã và đang diễn ra, nhưng xưa và nay, vầng trăng tháng Giêng vẫn vẹn nguyên như thế, tròn và trong sáng giữa đêm Xuân. Thế thôi cũng đủ để lòng người ta cảm tạ trời đất ban cho mặt trời còn tặng cả vầng trăng, trăng già còn trăng non, trăng tròn rồi trăng khuyết. Trăng mùa Đông tàn thì còn trăng Xuân đón đợi. Đó chính là vầng trăng toả sáng cái Tết trăng tròn khỏi sự cho đêm rằm đầu tiên của năm mới: Rằm tháng Giêng!
         Theo nho học, xưa kia ngày này là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng hoạ, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại cho muôn dân an lạc, thái bình, thịnh trị.
         Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm Rằm tháng Giêng được các văn nhân, thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi, mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng hoạ, đối đáp phong phú và sinh động hơn.
        Tết Nguyên Tiêu hình thành là một sinh hoạt tao đàn trang nhã. Văn nhân, thi sĩ, nhất là các cụ cao niên thì thưởng trăng thù tạc với nhau bằng chén trà, chung rượu, bàn cờ. Các cụ không phải gặp nhau để chén tạc, chén thù, mà chỉ ngâm nga bàn tán những câu tâm đắc. Đúng như cái cảnh tuyệt vời thơ mộng của Đêm Nguyên Tiêu.



 Hoàng Ánh Nguyệt
(Hoàng Quỳnh Hương)
(Tài liệu sưu tầm)





ĐIỂM HẸN SAU CÙNG - THƠ DƯƠNG QUÂN




Điểm Hẹn Sau Cùng 

Ta ở bên nầy
Miền biển vắng
Thùy dương lả ngọn triệu năm dài
Chập chùng sóng phủ buồn lên cát
Tiếp nối khôn cùng nhịp chuyển xoay

Người ở bên kia
Vùng phố thị
Dòng đời xuôi ngược, gót bon chen
Sớm chiều cuồn cuộn tràn như thác
Thế sự xôn xao ngợp muộn phiền
Ta mơ về phía bên kia mãi
Mong cuộc tương phùng (dẫu phút giây)
- hương tóc thôi miên
- làn mắt ngọc
- kề vai sao rụng
- rót thơ đầy

Nhưng ta đã biết :
- là vô vọng
Người vẫn nặng nguyền hương khói xưa
Nên biển mãi dạt dào con sóng
Nên tình ta đẫm những trang thơ

Xin hẹn cùng ta ở chốn nào
- bên ngoài vũ trụ
- giấc chiêm bao
- tinh cầu xa lạ
- nơi mù mịt
Để được bình yên yêu mến nhau

Ta sẽ ung dung lánh cõi trần
Thoát vòng hệ lụy, kiếp trầm luân
Đợi người cho đến ngàn năm nữa
Điểm hẹn sau cùng: Đỉnh Tuyết Vân.

DƯƠNG QUÂN




Monday, January 30, 2017

CHÁU NGOẠI JENNIFER CANADA 2017


 
JENNIFER 2017



MUÔN DẶM THĂM CHA - TẾT DINH DẬU 2017



CON GÁI - CON RỄ - CHÁU NGOẠI CỦA ANH DƯƠNG QUÂN
TỪ VIỆT NAM SANG USA THĂM CHA
                       (TẾT ĐINH DẬU 2017)



Sunday, January 29, 2017

TÂN NIÊN XUÂN TỨ - THƠ DƯƠNG QUÂN ( Bài xướng )


TÂN NIÊN XUÂN TỨ - THƠ DƯƠNG QUÂN - BÀI XƯỚNG

TÂM SỰ NGÀY XUÂN - TRẦN KIÊU BẠC - BÀI HOẠ

TÂM SỰ NGÀY XUÂN - TKB

TÂN NIÊN XUÂN TỨ


Đầu năm ra ngắm khóm hoa khai
Chạnh nhớ quê xưa tiếc nuối hoài
Một thuở thanh bình vui hạnh phúc
Muôn nhà an lạc đắp tương lai
Vì đâu tiêu tán đời nhân nghĩa
Cũng bởi cường gian lũ độc tài
Sống kiếp tha hương lòng quặn thắt
Nỗi niềm vong quốc tỏ cùng ai.


Dương Quân

 
 
TÂM SỰ NGÀY XUÂN
 
Mừng Tết nâng cành hoa mãn khai
Ngóng về quê cũ nhớ thương hoài
Ước qua Đông lạnh, phong sương khứ
Mong chạm Xuân nồng, hạnh phúc lai
Thế sự thăng trầm tâm vẫn sắc
Nhân tình ly tán ý luôn tài
Mọi người đang ngủ mình ta thức
Tâm sự cùng ai, ai biết ai?
 
Trần Kiêu Bạc
họa bài Tân Niên Xuân Tứ của Dương Quân
(Mừng Xuân Bính Thân 2016)



MÂM CỖ TẾT TRUYỀN THỐNG 3 MIỀN : BẮC - TRUNG - NAM


 

Mâm Cỗ Tết TruyềThống 3 Miền Khác Nhau Như ThếNào ?



Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Mâm cỗ Tết miền Bắc

Theo truyền thống, mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường gồm bốn bát và bốn đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Thứ tự thưởng thức các món cũng rất được người miền Bắc chú trọng, không thể qua loa, lộn xộn. Theo đúng trình tự thì các món bày trên đĩa sẽ được dùng trước, thường là nhắm với rượu và ăn chung với xôi sau đó mới đến các món bày trong bát.

Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc.

- Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa và đĩa chả quế; Đặc biệt, trên mâm cỗ phải luôn có một đĩa xôi gấc để mong ước nhiều điều may mắn trong năm mới.

Giò lụa tưởng chừng đơn thuần nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết. 

- Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng thứ chân giò đủ nạc đủ mỡ cùng với măng lưỡi lợn phơi khô. Giữa bát canh có một miếng thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi ninh nhừ thịt sẽ nứt ra thành bốn góc. Hành tươi được thả vào nồi canh trần chín sau đó vớt ra vắt lên trên miếng thịt để điểm xuyết như bông hoa xanh tươi mát trong bát canh.

Canh măng

Với những gia đình khá giả, giàu có thì bốn bát, bốn đĩa được biến tấu thành sáu bát, sáu đĩa hoặc tám bát, tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn bát thêm gồm bát su hào thái chỉ ninh kỹ, bát chim câu hầm nguyên con, bát gà tần hoặc bào ngư hay vi cá hầm. Bốn đĩa thêm gồm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nem rán và đĩa nộm su hào, đĩa nộm rau cần, cuốn diếp hay cuốn bỗng.

Đĩa nem rán, món ăn không thể thiếu trong dịp bữa cơm Tết miền Bắc

Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng ăn kèm với hành muối cũng như đĩa dưa chua để chống ngấy.

Hành muối là món giải ngấy không thể thiếu trong mâm cơm

Ngày nay, cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ trong mình những nét cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng dần dà mang hơi thở hiện đại với nhiều món ăn mới lạ, đặc sắc du nhập từ các vùng miền khác để làm phong phú hơn bữa cơm ngày đoàn tụ. Đồ tráng miệng ngày Tết ở miền Bắc cũng cầu kỳ với các loại mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Sau khi dùng bữa xong, cả nhà thư tha ngồi nhâm nhi chén trà ngon với miếng mứt thơm thảo mới thấy ý nghĩa trọn vẹn của ngày sum vầy.


Mâm cỗ Tết miền Trung

Miền Trung nằm giữa hai đầu đất nước với khí hậu quanh năm khắc nghiệt nên mâm cỗ của người miền Trung chăm chút và chú ý nhiều hơn đến khả năng bảo quản, tuy nhiên vẫn có những món nước và món mặn theo truyền thống. 


Món nước thường có giò heo hầm, cá đồng nấu ám, gà tiềm hạt sen, canh hoa kim châm nấu với miến, tôm và thịt heo. Món mặn thường có nem chả, gà rô ti, tôm rim với thịt heo kho tàu, cuốn ram, thịt heo luộc, thịt gà xé phay, các thứ rau củ quả hay măng khô xào với lòng mề gà hoặc tôm và thịt heo. Ngoài ra còn có các món khô như: nem, tré, thịt heo hay thịt bò ngâm nước mắm, bánh tét cắt lát hoặc bánh chưng ăn kèm với dưa món. 

Dưa món cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Trung, cũng như dưa hành của người miền Bắc

Mâm cỗ Tết miền Trung cũng rất nhiều món ăn đặc sắc với cách chế biến phong phú nhưng hầu hết đều là các món mặn, đậm đà gia vị để bảo quản được lâu: nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon... Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở đây còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm.


Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị.


Đồ ngọt tráng miệng của người miền Trung cũng có đủ các loại mứt: mứt gừng, mứt me, mứt quất, mứt sen, các loại bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu nặn theo hình trái cây, kết thành nhánh cây... rất nghệ thuật. Các loại bánh mứt ngọt đậm, được sấy kỹ nên có thể dùng ăn dần đến cả tháng vẫn không bị hỏng. 

Bánh đậu xanh trái cây rực rỡ sắc màu đặc trưng của người Huế

Mâm cỗ Tết miền Nam

Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương nắng nóng. Với đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê nên cỗ Tết ở đây có phần phong phú và ít nặng nề về nghi thức, kỹ lưỡng như của miền Bắc. Trên thực tế mâm cỗ Tết phương Nam thể hiện đậm nét văn hóa mộc mạc, không cầu kỳ trong chế biến và bày biện, sử dụng nhiều nguyên liệu từ tự nhiên hơn là nuôi trồng.


Các món nguội chiếm đa số trong mâm cỗ Tết của người Nam. Cỗ có bánh tét đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; thịt heo và trứng vịt kho nước dừa ăn với dưa giá hay kiệu chua, thịt heo luộc chấm nước mắm, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi bì heo cuốn, chả giò, gỏi tôm thịt ngó sen, tôm khô củ kiệu, phá lấu, canh măng (được nấu bằng măng tươi chứ không phải măng khô như miền Bắc)… 

Tai heo ngâm giấm cũng là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ của người miền Nam

Đặc biệt, đối với người Nam, hai món: thịt kho Tàu và canh khổ qua nhồi thịt là những món ăn không thể thiếu trong bất cứ nhà nào. Người dân Nam Bộ nấu món này làm cỗ Tết với ý nghĩa cầu mong cho cơ cực của năm cũ qua đi (khổ qua nghĩa là sự khổ trôi qua) và chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Món thịt kho Tàu lại có ý nghĩa thể hiện sự cầu mong cho luôn có nước ngọt tẩy rửa nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt. 

Khổ qua là món ăn đại diện cho mong ước một năm mới hanh thông

Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua…

Một điểm khác biệt nữa giữa mâm cỗ Tết miền Nam với mâm cỗ Tết miền Bắc chính là bánh tét. Bánh tét miền Nam rất đa dạng cả về hương vị lẫn màu sắc. Mỗi loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa….để cho ra đời những mẻ bánh với màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối… Có khi đòn bánh tét còn được người làm bánh tạo dáng để khi cắt ra có thể trưng bày thành hình hoa mai, chữ Thọ, chữ Phúc….


Các loại bánh mứt ở miền Nam cũng rất phong phú: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, gừng dẻo, thèo lèo, kẹo chuối... với vị ngọt đặc trưng phần. So với 2 miền còn lại, các loại mứt miền Nam hơn hẳn về loại và sự phong phú.
Ngày nay, cuộc sống bộn bề nên mâm cỗ dường như không còn giữ được vẻ  truyền thống thuần túy mà giao thoa nhiều nét hiện đại. Tuy nhiên dù thế nào, những nét cơ bản nhất như bánh chưng, bánh tét, thịt kho, canh măng... vẫn được giữ nguyên theo đúng nét truyền thống.



LỜI CHÚC ĐẦU NĂM 2017





Saturday, January 28, 2017

CHÀO XUÂN MỚI VỚI NHỮNG NỤ HÔN TRONG CA DAO MIỀN NAM* - HOÀNG ÁNH NGUYỆT 01282017



Người đọc - BA NGUYEN





CHÀO XUÂN MỚI VỚI NHỮNG NỤ HÔN TRONG CA DAO MIỀN NAM


          Hầu hết mọi người từng ít nhất một lần hôn nhau để thực hiện tình cảm và cử chỉ thương yêu, hiện nay đặc biệt phổ biến. Một điều chắc chắn nụ hôn đồng hành cùng nhân loại từ lâu lắm. 
          Ở một phạm vi nào đó người ta vẫn cho rằng, nụ hôn đem lại niềm thích thú, do hai môi chạm nhau, sẽ tạo ra một dòng điện.
          Nụ hôn, gần như món ăn không thể thiếu của những đôi uyên ương. Nhưng hôn như thế nào thì không phải ai cũng biết. Để biểu lộ tình yêu và khơi dậy cảm xúc nơi ngươì mình yêu và sẽ đặt đôi môi mềm mại của mình vào đâu? Đó là những vùng da nhạy cảm, mềm mại…
          Phụ nữ thường thích được tặng quà quý nhất là những nụ hôn ngọt ngào…
Nụ hôn trong ca dao Miền Nam cũng không kém phần nóng bỏng và rất ư là mùi mẫn, gợi tình.
          Người miền Nam thường dùng chữ Hun thay vì nói Hôn. Sau đây là những kiểu hun trong ca dao miền Nam:
          Khi chưa yêu, các chàng trai làng mới liếc nhìn ai thấp thoáng qua rặng trâm bầu tà áo bà ba phất phới, chàng đứng trên cầu Ô Rô mà lòng đã thấy sụt sôi, bừng bừng lửa yêu rồi, nên chàng bạo dạn:

Bớ cô má lúm đồng tiền
Cho hun một chút đỡ ghiền khi xa

          Chẳng lẽ các cô gái nghe vậy đưa má cho “cha căng chú kiết” nào hun sao?
 Nhưng anh ta không sờn lòng nản chí mà nhỏ nhẹ kỳ kèo: 

Đôi mình mới gặp ngày nay
Cho hun một chút, em Hai đừng phiền. 

          Hay không bằng lì, ăn nhau ở nước bền, chàng cứ nài nỉ riết cũng có ngày nàng xiêu lòng nàng đáp:

Muốn hun thì hun cho liền
Đừng làm thổ lộ xóm giềng cười em. 

Được nước chàng tiến tới:

Tui hun mình dẫu có la làng
Thì tui ra xóm hai đàng chịu phạt chung
Tui hun mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tất biến, tui chun xuống sàn. 

          Anh chàng này lợi dụng hun bạo quá. Nhưng nhờ cái tài lẻo mép, nên các nàng chỉ nhắm mắt thưởng thức mà đâu nỡ la. Cho nên có cô nàng cũng xoa dịu, xuống nước nhỏ, vì chưng trong lòng cũng thấy thích thích:

Phải chi em được ở chung
Thì đâu đến nỗi anh hun gối mòn.

          Nghe nàng nói vậy anh chàng quá xúc động:

Thấy em gò má hồng hồng
Phải chi em đừng mắc cỡ, anh bồng anh hun.

          Bỗng trong lòng chàng nghe rạo rực nên sấn tới:

Trứng vịt đổ lộn trứng gà
Thấy em nhỏ thó anh đà muốn hun.

          Anh thương nàng nhỏ thó, anh không ưng trứng vịt bự, mà ưng nhỏ nhỏ như trứng gà. Nghe anh nói vậy nàng chẳng những không mắc cỡ mà còn thách:

Hun trước một miếng mà chơi
Mâm trầu hủ rượu kết đôi vợ chồng. 

          Trong thời gian đợi chờ, chàng phải tranh thủ hun một miếng:

Hun em anh hít lấy hơi
Lỡ khi phòng vắng còn mùi của em. 

          Khi chưa thành vợ thành chồng thì thèm hun cho đỡ ghiền, còn muốn để dành hơi…
Đến khi cá đã cắn câu… trong lúc đang làm lễ vu qui, và đứng trước bàn thờ, hai người đang quì lại song thân, tạ ơn công sinh thành. Anh cảm động, khều nàng thỏ thẻ:

Trâm vàng giắt chặt tua rung
Em ơi day mặt lại anh hun cho đỡ lòng. 

          Còn không bao lâu nữa đã đến chốn phòng loan, động phòng hoa chúc, hơn nữa đang lúc làm lễ từ đường, làm gì mà gấp vậy, nàng nhỏ nhẹ khất nợ:

Xung quanh cô bác giáp vòng
Anh muốn hun về chốn loan phòng sẽ hun. 

          Lời khất của nàng làm chàng hết chịu nỗi: 

Dao vàng tra cán gỗ mun
Thương em bất tử muốn hun bây giờ! 

          Quay sang nàng bất kể bà con cô bác hai họ… chàng hun lia lịa. Cho thấy rằng người xưa cũng yêu nhau tình tứ và lãng mạn lắm…
          Một nụ hôn như hàng nghìn đời nay đã có, quen thuộc và cũ rích. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang hưởng một nụ hôn nhàm chán. Đôi khi cổ điển nhưng rất lãng mạn.
          Một chàng trai có nụ hôn môi nồng nàn, quyến rũ dễ khiến cô gái say mê.
Bao đời nay, những người yêu nhau vẫn hôn môi, khác biệt là ở chỗ bạn có biết “thưởng thức” đôi môi bạn tình hay không? Nụ hôn nhẹ nhàng hôn phớt lên má, hay nụ hôn dữ dội “kiểu Pháp” đều đem lại những đam mê bất tận. 

          Có người cho rằng nước Nga là nơi đầu tiên đưa nụ hôn vào nghi thức đám cưới, như một cách cam kết lời hứa bên nhau trọn đời.

          Người La Mã hôn thay lời chào. Hoàng đế La Mã cho phép người dân tỏ lòng sùng kính bằng cách hôn lên người của ông từ chân tới má.
          Thế kỷ 16 ở nước Anh, nụ hôn bắt nguồn từ trái táo. Một trái táo được bổ ra thành nhiều miếng nhỏ và thiếu nữ sẽ đem những miếng táo đó ra hội chợ đi lòng vòng đến khi phát hiện ra một chàng trai đáng được cô hôn. Cô gái sẽ mời chàng trái táo, mỗi lần chàng ăn hết một miếng táo là họ trao nhau một nụ hôn, khi ăn hết cả quả táo, chàng trai lại chờ đợi một thiếu nữ khác đến để tiếp tục trò chơi.
          Nụ hôn xóa nhòa tội lỗi và tha thứ mọi lỗi lầm, cũng như bản chất của nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu, để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thài.
          Những người bạn, dành cho nhau nụ hôn trên má,. Những người yêu nhau dành cho nhau nụ hôn trên môi. Những nụ hôn cho đi là cả những cảm xúc theo đó đến người nhận…

          Cuối cùng dù bạn hôn và được hôn ở đâu thì chân thành và nồng nàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Chính tình yêu của bạn sẽ giúp cho nụ hôn của bạn trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết. 

Nhân dịp xuân về HAN (HQH) xin kính chúc Quý Bạn Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Quyến những ngày Xuân Hạnh Phúc và Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng 

Hoàng Ánh Nguyệt
(Hoàng Quỳnh Hương)
 
(Tài liệu sưu tầm)
 
 
 

Friday, January 27, 2017

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017





TÂM SỰ ĐẦU NĂM - THƠ DƯƠNG QUÂN




 TÂM SỰ ĐẦU NĂM 



Lại một lần năm mới nữa đây
Bày chi cũ, mới chỉ thêm rầy




 Tình nhà đã lỡ phai thề ước
Nợ nước chưa đền uổng chí trai
Đếm bước lưu vong chừng mệt mỏi
Nếm mùi nhân thế lắm chua cay


 Tri âm, tri kỷ...chờ ai nữa
Nhắm mắt là xong một kiếp này.

Dương Quân



XUÂN GIÁNG TRẦN - THƠ HOÀNG ÁNH NGUYỆT - NS. LMST PHỔ NHẠC


Trình bày Tâm Thư & Huyền Ái thực hiện youtube



xuangt-large-content

Xuân Giáng Trần


Chúa xuân lại giáng xuống trần

Cây xanh nẩy lộc mừng xuân bên thềm

Khắp nơi rực tỡ ánh đèn

Tình xuân e ấp ngọt mềm yêu thương

 

Xuân về cách trở trùng dương

Gởi bao mộng đẹp thiên đường chào xuân

Cho quên hết những trầm luân

Hẹn ngày thăm lại mùa xuân quê mình

 

Đón xuân tưởng nhớ bóng hình

Thương ai rồi lại thương mình đơn côi

Tha hương mong chút xuân tươi

Cho tôi giữ mãi nụ cười trên môi

 

Xuân về phiền muộn xuôi trôi

Vẫn vui vì trót vương đời thi nhân

Từ nay rồi đến bao năm

Còn mang nặng kiếp con tằm nhả tơ

 

Một mình ngắm ánh nguyệt mờ

Xuân về ấp ủ vần thơ u hoài

Bao nhiêu kỷ niệm chưa phai

Xuân không, xuân có ngậm ngùi nhớ thương.

 

Hoàng Ánh Nguyệt
Trình bày Tâm Thư & Huyền Ái thực hiện youtube